Những Vấn đề Thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long (phần 7)
2006.04.19
Đỗ Hiếu & Nguyễn Minh Quang, RFA
Kể từ năm 1975, một hệ thống thủy lợi qui mô đă được xây dựng trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển nhanh chóng vùng đồng bằng trù phú nầy.
Có thể nói hệ thống thủy lợi đó đă góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và xă hội của ĐBSCL và cho cả nước trong thời gian qua; nhưng cũng chính nó đă phát sinh ra nhiều vấn đề, mà ảnh hưởng tiêu cực càng ngày càng rơ nét, và có thể trở thành một lực cản cho việc phát triển kinh tế và xă hội bền vững của ĐBSCL trong tương lai.
Trong chương tŕnh Khoa học và Môi trường tuần trước, Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang đă tŕnh bày những sự kiện, mà theo Ông, là nguyên nhân trực tiếp của những vấn đề thủy lợi ở ĐBSCL hiện nay. Tuần nầy, chúng tôi kính mời quư thính giả theo dơi tiếp cuộc trao đổi với Ông.
Cũng cần nhắc lại, KS Quang là một kỹ sư công chánh chuyên nghiệp (professional engineer) của tiểu bang California và cũng là một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Trước năm 1975, KS Quang là một chuyên viên phục vụ tại Ủy ban Quốc gia Thủy lợi trực thuộc Bộ Công Chánh và Giao thông ở Sài G̣n. Ông phụ trách công tác nghiên cứu và soạn thảo các kế hoạch phát triển thủy lợi ở miền Nam Việt Nam cũng như công tác đo đạc thủy học và tiên đoán lũ lụt ở ĐBSCL.
Hỏi: Trong chương tŕnh trước, KS đă tŕnh bày những ảnh hưởng tai hại của hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL cùng một số giải pháp mà những người có trách nhiệm trong việc quy hoạch và điều hành hệ thống nầy đưa ra để khắc phục hậu quả của nó. Những giải pháp nầy dường như không có hiệu quả v́ ảnh hưởng càng ngày càng thêm nghiêm trọng. Là một chuyên viên thủy lợi quen thuộc với ĐBSCL, KS có giải pháp nào để khắc phục có hiệu quả những ảnh hưởng tai hại của hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL không?
Đáp: Theo nhận xét của tôi th́ dường như không có một giải pháp nào có thể khắc phục được những ảnh hưởng tai hại mà hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL đă gây ra, ngoại trừ việc thay đổi cấu trúc và phương thức điều hành của nó. Nói một cách khác, toàn bộ hệ thống nầy cần phải được xây dựng lại cho phù hợp với cơ chế thủy học tự nhiên, điều kiện địa h́nh, đặc tính thổ nhưỡng, và hệ sinh thái đặc thù của ĐBSCL.
Tuy nhiên, có một giải pháp có thể áp dụng ngay lập tức, đó là ngưng tất cả các công tŕnh hoặc dự án đang hoặc chuẩn bị thực hiện ở ĐBSCL cho đến khi nào ảnh hưởng của các công tŕnh hoặc dự án nầy được nghiên cứu một cách cẩn thận và đầy đủ. Giải pháp nầy tuy không thể khắc phục được những ảnh hưởng đă và đang xảy ra, nhưng ít ra, cũng có thể làm cho những ảnh hưởng nầy đỡ nghiêm trọng hơn.
Hỏi: Theo KS th́ hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL phải được xây dựng như thế nào?
Đáp: Trước khi xây dựng lại hệ thống thủy lợi th́ cần phải duyệt xét lại kế hoạch phát triển tổng thể vùng ĐBSCL, mà quan trọng nhất là kế hoạch phát triển nông ngư nghiệp. Kế hoạch phát triển nông ngư nghiệp nầy phải là một kế hoạch phát triển đa dạng, trong đó, việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL cần phải được đặc biệt lưu ư và cứu xét.
Nói một cách cụ thể, chánh sách biến tất cả đất đai có thể trồng trọt được thành ruộng lúa từ năm 1975 cần phải thay thế bằng chánh sách phát triển đa dạng và uyển chuyển dựa theo điều kiện tự nhiên của ĐBSCL. ĐBSCL cần phải được phân vùng để chọn lựa những vùng sản xuất tối ưu cho việc trồng lúa, trồng hoa màu, trồng cây ăn trái và cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản nước ngọt lẫn nước mặn, duy tŕ hệ sinh thái nội đồng và ven biển, và thiết lập những vùng đệm nhằm mục đích bảo vệ môi trường và vùng sinh thái.
Những vùng sản xuất phải được chọn lựa như thế nào để tối ưu phúc lợi (benefit optimization) trong khi giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đối với các vấn đề đang gặp phải hiện nay; đó là, t́nh trạng lũ lụt, sạt lở bờ sông, xâm nhập của nước mặn, ô nhiễm môi trường, và suy thoái hệ sinh thái.
Chỉ khi nào kế hoạch phát triển nông ngư nghiệp được hoàn tất, hệ thống thủy lợi mới được quy hoạch v́ nó là một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng làm nền tảng cho kế hoạch phát triển nông ngư nghiệp nói riêng và kế hoạch phát triển tổng thể vùng ĐBSCL nói chung.
Hỏi: C̣n việc quy hoạch hệ thống thủy lợi mới th́ như thế nào, thưa KS?
Đáp: V́ kế hoạch phát triển nông ngư nghiệp đă thay đổi, cho nên, hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL cũng phải được quy hoạch lại cho phù hợp với kế hoạch phát triển mới.
Nói cách khác, ĐBSCL cần phải có một hệ thống thủy lợi hoàn toàn mới, được quy hoạch dựa theo quan niệm và nguyên tắc hoàn toàn khác với quan niệm và nguyên tắc được áp dụng cho hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL. Những công tŕnh và dự án nào của hệ thống thủy lợi hiện nay không phù hợp với kế hoạch phát triển mới, không có hiệu năng, hoặc gây ảnh hưởng tai hại sẽ được tháo gỡ hoặc hủy bỏ.
Hỏi: KS có thể cho quư thính giả của Đài biết thêm chi tiết về quan niệm và nguyên tắc đă được áp dụng cho hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL không ạ?
Đáp: Quan niệm được dùng để quy hoạch hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL có lẽ đă được áp dụng ở khắp miền Bắc sau năm 1954 và toàn miền Nam sau năm 1975. Những khẩu hiệu rất phổ biến, như “Nghiêng đồng đổ nước” hoặc “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa” hoặc “Thằng trời hăy đứng một bên, để ông thủy lợi thay trời làm mưa” dùng để quảng bá “phong trào làm thủy lợi” rầm rộ ở khắp miền Nam sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có lẽ đă giải thích một cách cụ thể quan niệm của miền Bắc và những người có trách nhiệm trong việc quy hoạch hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL: ưu tiên cho mục tiêu chính trị, tự cao tự đại, và thách thức thiên nhiên.
Về nguyên tắc, th́ như tôi đă tŕnh bày, những người có trách nhiệm trong việc quy hoạch hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL đă áp dụng nguyên tắc “đào đấp” để trị thủy được áp dụng ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) từ ngàn xưa. Nguyên tắc nầy gần như đă “lỗi thời,”, và quan trọng hơn, nó không thích hợp với ĐBSCL v́ vùng đồng bằng nầy có những điều kiện đặc thù khác hẳn với ĐBSH. Cũng cần nói thêm ở đây là danh từ “thủy lợi” phổ biến hiện nay ở Việt Nam đồng nghĩa với danh từ “thủy nông,” tức dẩn thủy nhập điền (irrigation) ở miền Nam trước năm 1975, c̣n danh từ “thủy lợi” (water resources) bao gồm tất cả ngành chuyên môn có liên quan đến nước như thủy nông, thủy điện, cấp thoát thủy, thủy vận,…
Hỏi: C̣n quan niệm áp dụng cho việc quy hoạch hệ thống thủy lợi mới ở ĐBSCL th́ ra sao?
Đáp: Như tôi vừa đề cập, hệ thống thủy lợi mới ở ĐBSCL phải được quy hoạch cho phù hợp với kế hoạch phát triển mới với mục tiêu hàng đầu là mang lại phúc lợi tối đa cho người dân trong vùng; bao gồm phúc lợi kinh tế, xă hội, và môi trường sống. Phúc lợi nầy phải là phúc lợi nhuận (net benefits) sau khi đă tính toán tất cả chi phí, kể cả chi phí dùng để bảo vệ môi trường, giảm thiểu hay tẩy xóa ô nhiễm do hậu quả không thể tránh được trong việc phát triển.
Những người có trách nhiệm trong việc quy hoạch, từ trung ương đến địa phương, cần có một thái độ khiêm nhường và một nhận thức khách quan, khoa học, và phi chánh trị để có thể h́nh thành một đội ngũ chuyên viên có đủ khả năng và kinh nghiệm trong công việc quy hoạch. Nếu phải nhờ đến chuyên viên quốc tế, nên lắng nghe ư kiến và đề nghị của họ, thay v́ “bảo họ làm theo ư ḿnh;” và nhất là cần phải có chuyên viên có đủ tŕnh độ để theo dơi và giám sát công việc của họ.
Quan trọng hơn hết, những người có trách nhiệm trong việc quy hoạch hệ thống thủy lợi mới ở ĐBSCL cần phải nhận thức rằng “sức người có hạn” và rằng “con người rất nhỏ bé so với thiên nhiên.” Do đó, hệ thống thủy lợi mới ở ĐBSCL cần phải được quy hoạch dựa theo thiên nhiên chứ không thể thách thức thiên nhiên theo kiểu “với sức người, sỏi đá cũng thành cơm.” Thật ra, đây không phải là một quan niệm mới mẻ mà là một kinh nghiệm quư giá lâu đời của người xưa qua câu nói: “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong,” có nghĩa là “hợp với thiên nhiên th́ sống, trái với thiên nhiên th́ chết.”
Hỏi: Vừa rồi, KS có cho biết là nguyên tắc “đào đấp” để trị thủy được áp dụng cho hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL gần như lỗi thời và không thích hợp với ĐBSCL. Theo KS, nguyên tắc nào là thích hợp nhất?
Đáp: Theo tôi, nguyên tắc thích hợp nhất cho ĐBSCL là giảm thiểu sự can thiệp của con người càng nhiều càng tốt với mục tiêu “điều thủy” chứ không phải là “trị thủy.” Số lượng công tŕnh thủy lợi ở ĐBSCL cần được giảm thiểu đến mức thấp nhất, nhất là những công tŕnh “đào đấp,” nhưng cần phải có những hồ chứa nước ở những vùng trũng sâu hay ở ngoài đồng bằng để điều tiết lưu lượng trong sông Tiền và Hậu trong mùa nắng lẫn mùa mưa.
Nguyên tắc điều thủy trong tương lai chánh yếu nên dựa trên những biện pháp “phi công tŕnh” và phù hợp với cơ chế thủy học tự nhiên. Nếu cần phải xây dựng công tŕnh thủy lợi, ảnh hưởng của nó đối với t́nh trạng thủy học, môi trường, và hệ sinh thái và cần phải được nghiên cứu cẩn thận và đầy đủ trước khi thực hiện.
Hỏi: KS có thể nêu một vài thí dụ cụ thể không ạ?
Đáp: Có hai thí dụ điển h́nh và quan trọng nhất ở ĐBSCL, đó là lũ lụt và sự xâm nhập của nước mặn. Về lũ lụt, thay v́ đào kinh thoát lũ và xây đê ngăn lũ như hiện nay, hệ thống thủy lợi trong tương lai sẽ được quy hoạch và điều hành để như thế nào để nước lũ có thể chảy tràn đều khắp trong vùng lụt, nói cách khác, duy tŕ “mùa nước nổi” hàng năm cho ĐBSCL. Muốn thực hiện việc điều ḥa lưu lượng, cần phải có hồ chứa nước ở ngoài vùng đồng bằng chẳng hạn như ở vùng cao nguyên miền Trung.
Về sự xâm nhập của nước mặn, thay v́ xây đê biển và đê đập ngăn mặn ven sông để “ngăn chận” nước mặn như hiện nay, hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL trong tương lai sẽ “hạn chế” (control) sự xâm nhập của nước mặn bằng những biện pháp như duy tŕ lưu lượng và thời lượng của nước ngọt trong sông Tiền và sông Hậu trong mùa khô và phát triển vùng ngập mặn ven biển và ven sông để phân tán thủy triều. Một hệ thống thủy lợi như vậy chẳng những làm giảm áp lực lên môi trường mà c̣n duy tŕ hệ sinh thái của toàn vùng ĐBSCL nữa.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Kỹ sư Nguyễn Minh Quang.