Việc Thí Nghiệm Hoá Chất Bảo Vệ Thực Vật Trên Con Người

Pesticides/Herbicides Experiments On Human

 

Việc thẩm định mức tác hại của các hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) là một việc làm vô cùng cần thiết và phức tạp. Hiện nay trên thế giới nhất là Hoa Kỳ, với khả năng nhân sự và tài chính dồi dào, đă có nhiều nghiên cứu về mức độ tác hại của các hóa chất trên lên con người. Nhưng cho đến nay, việc thẩm định ảnh hưởng lên sức khỏe con người thường chỉ làm thí nghiệm lên thú vật để rồi từ đó chiết tính ra liều lượng  hóa chất có thể tác hại lên con người. Do đó việc thí nghiệm mức độc hại trực tiếp lên con người vẫn c̣n bị giới hạn và đang là một vấn đề đang c̣n trong ṿng tranh căi giữa các khoa học gia, và là câu chuyện mạn đàm hôm nay giữa Tc KH&MT và TS MTT.

 

Hỏi 1: Thưa TS, việc thẩm định trực tiếp mức độc hại của hóa chất lên con người hiện c̣n đang tranh căi giữa các nhà làm khoa học, TS có nhận xét nào về vấn đề nầy?

Đáp 1: Thưa anh. Các cuộc thử nghiệm lâm sàng liên quan đến việc thẩm định liều lượng độc hại của hóa chất BVTV lên con người cũng như việc xác định nồng độ giới hạn cho phép đến nay vẫn là một tranh chấp từ khắp mọi phía giữa các nhà làm luật, khoa học gia, các chuyên gia về độc tố. Tuy nhiên việc thẩm định trực tiếp lên con người đă được nhiều nhà khoa học đồng ư trên nguyên tắc với điều kiện là phải thực hiện trong điều kiện cẩn thận tối đa do một hội đồng y khoa quy định. Tuy nhiên, những kết quả lâm sàng có được cũng khó có thể đem ra áp dụng để thiết lập định mức an ṭan tiếp nhiễm (safe threshold) cho con người.

 

Vào cuối tháng sáu vừa qua, Cơ quan Bảo vệ Môi trường HK (USEPA) đă phát thảo một dự luật làm thế nào để thẩm định mức độc hại trực tiếp lên con người. Và phát thảo nầy đă gặp phản ứng khắp nơi trên báo chí và cả quốc hội.

 

Hỏi 2: Tại sao lại có phản ứng từ mọi phía như thế thưa TS?

Đáp 2: Sở dĩ có nhiều phản ứng bất thuận lợi cho EPA v́ cơ quan nầy đă không nêu lên nhiều điểm quan trọng cần phải chuẩn bị thi hành trước khi đem áp dụng vào việc thử nghiệm lên con người. Đó là, tùy theo từng loại hóa chất, cần phải sọan thảo một thủ tục nghiêm nhặt trước khi đem thử nghiệm vào người. Thủ tục nầy phải được Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC) chấp thuận trước. Trong thủ tục cần phải liệt kê rơ những ǵ cần phải làm trước và sau khi thử nghiệm ḥan tất.

 

Thêm nữa, trong phát thảo cũng không có điều lệnh cấm thử nghiệm lên trẻ em, trẻ sơ sinh, đàn bà đang có mang, hay tù nhân. Và quan trọng hơn cả là việc cam kết phải chửa trị ḥan ṭan miễn phí suốt đời nếu ngướ được thử nghiệm bị thương tổn trong giai đoạn thử nghiệm.

 

Hỏi 3: Vấn đề quả thật phức tạp, nhưng trước khi đi sâu vào chi tiết xin TS cho biết nguyên tắc chung về việc thử nghiệm trên thú vật và từ đó định mức tác hại lên con người như thế nào?

Đáp 3: Theo Luật Bảo vệ Phẩm chất Thực phẩm HK (Food Quality Protection Act), các nhà bào chế hóa chất BVTC cần phải thử nghiệm lên thú vật và có thể thử nghiệm lên con người tùy theo lọai hóa chất, tuy nhiên rất ít khi áp dụng điều sau nầy. Các kết quả thử nghiệm phải được đính kèm trong thủ tục đăng bộ của sản phẩm. Tiêu chuẩn chấp thuận của cơ quan nầy dựa theo yếu tố an ṭan căn bản là định mức tiêu chuẩn về sức khỏe của con người bị tiếp nhiễm hóa chất. Đó là, trong khi thử nghiệm lên thú vật Cơ quan BVMT phải thiết lập mức độ không ảnh hưởng (no-observed-effect level, NOEL), nghĩa là nồng độ cao nhất của hóa chất không ảnh hưởng lên sức khỏe của thú vật được thử nghiệm trong pḥng thí nghiệm. Khi đem áp dụng vào người, định mức không ảnh hưởng của thú vật được tăng thêm 10 lần cho con người. Định mức nầy được tăng thêm 10 lần nữa, gọi là yếu tố nhạy cảm của con người; và sau cùng được tăng thêm 10 lần nữa, là mức độ thay đổi nhạy cảm của nhiều người khác nhau.

 

Tóm lại, nồng độ không ảnh hưởng được tăng lên 1000 lần do các yếu tố an ṭan trên khi đem áp dụng vào định mức an ṭan cho con người. Nhưng kễ từ năm 1996 trở đi,  các công ty lại yêu cầu cơ quan BVMT xét lại định mức nhạy cảm của con người và cho rằng định mức nầy thấp hơn 10 lần va øcó thể thay đổi tùy theo loại hóa chất thử nghiệm.

 

Hỏi 4: Các công ty dựa theo lư do nào để có yêu cầu trên thưa TS?

Đáp 4: Thưa anh, họ dựa vào các kết quả nghiên cứu của những nhà sản xuất hóa chất BVTV ở Anh và Scotland. Trong các cuộc thử nghiệm nầy, con người được uống trực tiếp các hóa chất, và trong nhiều cuộc thử nghiệm khác, hóa chất được xem như là một thuốc trị liệu và không gây thương tổn cho người bị thử nghiệm. Thí dụ như vào năm 1998, pḥng thí nghiệm Medeval ở Manchester, Anh Quốc, đă ḥa tan hóa chất dichlovos trong dầu bắp. Đây là một loại thuốc diệt côn trùng rất mạnh trong rau quả và Việt Nam đang xử dụng rất nhiều. Dung dịch nầy dùng để thay thế dầu ăn và được thử nghiệm trực tiếp lên 6 người để xem hiệu ứng của việc ảnh hưởng cấp tính như thế nào. Một pḥng thí nghiệm khác ở Edinburgh, vào năm 1992 đă pha trộn aldicarb trong nước cam vào những buổi ăn sáng, và đă thử nghiệm lên 38 đàn ông và 9 đàn bà. Đây cũng là một loại thuốc sát trùng mạnh. Hai thí nghiệm trên đây có mục đích để đo lường mức giảm thiểu của diếu tố trong cơ thể con người là cholinesterase. Đây là một diếu tố tự nhiên trong cơ thể. Khi có sự xuất hiện của các hóa chất độc hại, diếu tố nầy sẽ bị hủy diệt, từ đó cơ thể con người sẽ bị giảm thiểu khả năng miễn nhiễm. Phương pháp nầy hiện nay được Hoa Kỳ xử dụng để ước tính mức độc hại của nhiều loại hóa chất BVTV, đặc biệt là những loại thuộc họ organo-phosphates. Sau hai cuộc thử nghiệm trên, dư luận quần chúng phản đối yêu cầu EPA cũng như Hội đồng Cố vấn Khoa học (SAB) phải thực hiện những luật định rơ ràng trong việc thử nghiệm lên con người.

 

Hỏi 5: Như vậy, việc thử nghiệm lên con người có được chính quyền HK cho phép hay không thưa TS?

Đáp 5: Thưa anh, HK vẫn cho phép việc thử nghiệm lên con người, nhưng các nhà sản xuất hóa chất muốn thử nghiệm phải tuân thủ nhiều luật lệ rất khắc khe.  Và điều nầy chỉ có thể thực hiện được khi công cuộc thí nghiệm đem lại lợi ích cho nhu cầu y tế công cộng và cho môi trường. Và con người không được dùng để thẩm định mức độ không ảnh hưởng của hoá chất lên cơ thể mà phải đáp ứng được hai nhu cầu vừa kể trên. Theo tin tức mới nhất từ ṭa Bạch Ốc (tháng 2/2006), Thượng viện HK vẫn c̣n đang cứu xét luật cho phép thực hiện một số thử ngiệm hạn chế bằng thuốc trừ sâu trên trẻ con và phụ nữ có thai tùy theo các quy định đặc biệt. Tuy nhiên luật nầy vẫn c̣n đang tranh căi và đă được đ́nh hoăng vô hạn định.

 

Hỏi 6: Cho đến hiện nay, việc thử nghiệm trên con người đă thực hiện trên các loại hóa chất BVTV như thế nào? Và số lượng thử nghiệm có đáp ứng cho hàng ngàn hóa chất đang lưu hành trên thị trường thế giới hay không?

Đáp 6: Tính đến cuối năm 2004, HK chỉ mới thực hiện 22 cuộc thử nghiệm lên con người. Các cuộc thử nghiệm gồm có: 11 thử nghiệm trực tiếp lên hoá chất BVTC thuộc loại organo-phosphates gồm 5 thử nghiệm lên họ carbamates, cũng như 6 thử nghiệm để định mức mức độ không ảnh hưởng lên con người. Một thí dụ điển h́nh là việc thí nghiệm trực tiếp lên con người qua hóa chất có tên methyl isothiocyanate. Đây là một hóa chất h́nh thành qua công tác diệt trừ nấm mốc trong đất trước khi trồng rau hay các loại trái như dưa, đậu, dâu v.v... Hóa chất nầy có tác dụng làm sốn mắt và chảy nước mắt. Thí nghiệm đă cho thấy rằng mắt của người nhaỵ cảm với hóa chất nầy gấp nhiều lần hơn so với súc vật. Thêm một thí nghiệm khác vào tháng 12/2004 là 127 sinh viện được thử nghiệm trực tiếp bằng cách ở trong một pḥng kín và được bơm hóa chất chloropicrin, một hóa chất dùng để diệt côn trùng và nấm mốc trong đất. Hóa chất nầy ảnh hưởng lên hệ thần kinh và có khả năng làm giảm thiểu tính miễn nhiễm của con người.

 

Hỏi 7: Qua các cuộc thử nghiệm lên con người như trên, quan niệm của TS như thế nào về phương pháp định mức an ṭan của các loại hóa chất BVTV?

Đáp 7: Qua các công cuộc thử nghiệm lên con người và qua các kết quả thu nhận được từ các thí nghiệm, việc áp dụng công thức nhân lên 1000 lần định mức an ṭan của con người so với thú vật không thể áp dụng cho tất cả các hóa chất được. Kết quả thử nghiệm c̣n cho thấy độ nhạy cảm của con người so với thú vật thay đổi tùy theo trường hợp, do đó không thể được tính tóan một cách máy móc là 10 lần so với thú vật.

Dù muốn dù không, việc thử nghiệm trên con người cũng vẫn không thể giải quyết rốt ráo vấn đề ảnh hưởng lên sức khoẻ và môi trường của tất cả hoá chất BVTV. Môi trường sống của chúng ta đang bị bao phủ quá nhiều hóa chất độc hại rồi, do đó việc hạn chế xử dụng các hoá chất trên là một biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ con người và môi trường sống chung quanh.  Một thí dụ cụ thể là việc lạm dụng hóa chất để tăng năng suất cây trồng đôi khi là một việc làm vô nghĩa trong trường hợp của cây lúa. Trước kia, nông dân được khuyến cáo là cần xử dụng hóa chất diệt sâu rầy, đặc biệt là sâu cuống lá để cho cây lúa mạnh khoẻ và cho năng suất cao. Nhưng thực tế đă chứng minh ngược lại qua nhiều kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) là, mặc dù sâu cuống lá có thể tiêu hủy đến 50% lá lúa, cây lúa vẫn mạnh khoẻ và vẫn cho năng suất cao như b́nh thường. Và đây không phải là trường hợp duy nhất trong quan niệm sai lầm về việc xử dụng hóa chất BVTV.

 

Từ quan niệm trên, việc hạn chế tối đa hóa chất BVTV trong công tác chăn nuôi là một việc làm đúng đắn để bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD.