Trái cây, rau, đậu bị tẩm quá nhiều... thuốc độc

 

Thật khó phân biệt rau củ quả nào được tẩm hóa chất. Tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại TP HCM, phần lớn trái cây, rau củ quả... đều có trộn hóa chất để bảo quản. Trong đó nhiều hóa chất độc hại loại mới dùng để diệt côn trùng, đặc biệt thuốc Aluminium Phosphide 56% hiệu Quickphos của Ấn Độ rất độc hại. Ở chợ nông sản thực phẩm Tam Bình (Thủ Đức), Tân Xuân (Hóc Môn), Trần Chánh Chiếu (quận 5)..., không khó khăn để khách hàng nhận ra người bán nông sản đã "chăm sóc kỹ" các mặt hàng bằng nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc hút ẩm, chất bảo quản... có tên lẫn không tên.

Một tiểu thương ngành hàng đậu ở chơ. Trần Chánh Chiếu (quận 5) cho biết, hàng trữ trong kho thì bắt buộc phải xài thuốc, nếu không sẽ bị ẩm mốc, mối mọt...mất giá trị. Nhẹ thì xịt thuốc ngoài vỏ bao chứa hàng, nếu dự trữ lâu và muốn "chắc ăn" thì dùng thuốc viên nhét vào giữa bao hàng là xong". Người bán sử dụng rất nhiều loại hóa chất khác nhau để "bảo quản" nông sản, mỗi người một "chiêu thức" không ai giống ai. Có người pha thuốc trừ sâu với nồng độ nhẹ rồi phun ngoài vỏ bao, có người dùng thuốc diệt sâu, lấy vải mỏng bọc lại rồi nhét vào giữa bao hàng để viên thuốc từ từ bay hơi, xua đuổi mối mọt, sâu bọ. Chị Hồng, chủ vựa nông sản trên đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 5), không giấu giếm: "Muốn bảo quản nông sản tươi lâu, không ẩm, không mốc thì dùng các loại thuốc diệt ruồi muỗi, thuốc diệt côn trùng sâu bọ. Mấy loại thuốc này bán đầy ngoài chơ. Kim Biên, nếu muốn thì loại nào, số lượng bao nhiêu cũng có". Quả thật, gần chục loại thuốc chống ẩm mốc tại chợ Kim Biên: hàng Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ... đủ cả. Thông dụng nhất là loại thuốc "hút ẩm" của Trung Quốc giá 30.000 đồng/bịch (bên trong có 200 bịch nhỏ, là những hạt

trắng bọc trong giấy dầu). Hàng của Nhật thì đắt hơn, giá 50.000 đồng/bịch, có loại thì ghi nhãn, có loại không. Chị bán hàng nói: "Hàng mới, nhiều loại tốt lắm, nhiều người còn mua viên hút ẩm (dạng hạt trắng, tròn chưa qua đóng gói, giá 15.000 đồng/kg) về xài". Tại một cửa hàng khác, chị bán hàng xởi lởi hướng dẫn cách sử dụng thuốc: "Nếu xài nhiều, em cho 10-15 bịch nhỏ vào một

túi vải mỏng, nhét vào giữa bao hàng. Thỉnh thoảng nửa tháng, một tháng mở bao ra thăm, cẩn thận thì thay cái khác. Nhiều người mua thuốc viên (loại 15.000 đồng/kg) về trộn thẳng vô đậu, mè... làm vậy cực lắm, lúc đem ra bán tốn thời gian sàng sảy lại. Cứ may túi, bỏ vô chính giữa là tiện nhất". Cũng là thuốc bảo quản nông sản nhưng chủ một cửa hàng thuốc trừ sâu khá lớn trên đường Lê Quang Sung (quận 6) giới thiệu loại thuốc "cao cấp mới": Thuốc khử trùng Aluminium Phosphide 56% hiệu Quickphos do Ấn Độ sản xuất. Thuốc đựng trong một tuýp nhỏ (20 viên/tuýp, giá 25.000 đồng/tuýp). Anh Cường, chủ cửa hàng, nói chắc: "Đây là thuốc... diệt sâu (công dụng chính của thuốc là khử trùng, bảo quản kho) chỉ cần dùng vải mùng bọc kín viên thuốc, nhét thuốc vào chính giữa bao hàng, bảo đảm không con vật nào sống nổi trong đó". Anh Cường dặn đi dặn lại: "Mua gửi về quê thì nhớ gói kỹ, đừng để bị bung nắp, thuốc bay hơi rất độc". Theo anh Cường, dân kinh doanh hóa chất rất cảnh giác, chỉ cần "thử" vài câu, phát hiện khách không phải là "dân trong nghề" thì họ không bao giờ cho xem... thuốc. Vả lại, các loại thuốc trừ sâu, hút ẩm, thuốc bảo quản bày bán ở chợ có quá nhiều, trong đó có nhiều loại là hàng cấm sử dụng nên họ rất thận trọng. Tại các chợ đầu mối và chợ lẻ trên địa bàn TP HCM, khí đá được xem là "bửu bối" để ủ chín trái cây và được sử dụng vô tội vạ. Buổi trưa ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân, ngang qua dãy vựa trái cây nội nồng nặc mùi khí đá bay ra, nhất là vựa xoài, đu đủ... khách phải bịt mũi lại vì khó chịu. Một chủ vựa xoài cho biết: Nếu không ủ khí đá nhiều thì không đủ độ nóng, trái cây không chín vàng. Ban đêm, ở khu vực chợ đầu mối nông sản Tam Bình - Thủ Đức, vẫn ngửi thấy mùi hôi nồng khó chịu của khí đá. Khi cần thúc cho trái "vàng" sớm, nhiều người không ngần ngại dùng... quá liều. Xung quanh khu chợ rau Mai Xuân Thưởng (quận 6), tình trạng cũng không có gì khả quan, vẫn nồng nặc mùi khí đá tại các vựa trái cây. Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng, thuốc Aluminium Phosphide 56% nhãn hiệu Quickphos (đã đề cập ở trên) có tên là Celphos 56%, nằm trong danh mục hạn chế sử dụng tại VN. Đây là loại thuốc dùng để diệt mối mọt, bảo quản nhà kho. Thông thường khi sử dụng loại thuốc này, người sử dụng sẽ đặt thuốc theo từng dãy hàng để thuốc bay hơi diệt mối mọt. Vì chất hữu cơ phốt-pho trong thuốc rất độc đối với người khi tiếp xúc qua da, hô hấp, ăn uống (độc cấp tính) nên việc giấu thuốc lẫn vào trong nông sản thực phẩm vô cùng nguy hiểm. Mặc dù phốt-pho không bền, dễ bay hơi nhưng nếu để lâu ngày có thể sẽ thâm nhiễm vào nông sản thực phẩm và gây độc hại cho người sử dụng. Trong tài liệu Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật của Nhà Xuất bản Nông nghiệp cũng ghi rõ Aluminium Phosphide (ALP) là loại thuốc thuộc nhóm độc I (cực độc), chỉ sử dụng trong kho, không để lẫn vào các loại rau củ quả. Khi hút ẩm hoặc tan trong nước, ALP sinh ra khí phốt-pho rất độc, đặc biệt khí PH3 ở nồng độ 1,79%-1,87%, thể tích không khí từ 26-27 g/m3 có thể gây cháy nổ. Để an toàn, trong các chế phẩm ALP phải có thêm chất chống cháy...

Riêng về chất khí đá dùng để ủ chín trái cây, mức độ độc hại của khí đá không cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng cho phép, chất khí đá tiếp xúc qua đường hô hấp sẽ gây viêm hô hấp trên người. Nếu thức ăn bị nhiễm khí đá, người sử dụng sẽ bị viêm rát thực quản