Từ Một Quyết Định Bí Mật Quốc Gia Đến Sự Thành Lập Hội Nạn Nhân Chất Da Cam

Ngày 21 tháng 10 năm 2003, dưới nghị định số 212/2003/QĐ-TTg, Thủ tướng Việt Nam hiện tại đă kư Quyết định của thủ tướng chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật trong lănh vực tài nguyên và môi trường. Quyết định gồm 4 Điều thu gọn trong hai trang giấy, trong đó Điều I quy định những vi phạm như sau:

Điều I/1 Về tài nguyên nước gồm có: Tài liệu về điều tra cơ bản trên sông, suối, nguồn, mốc biên giới.

Điều I/2 Về tài nguyên môi trường gồm: Tin, tài liệu về chủ trương của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam không công bố hoặc chưa công bố.

Nội dung của Quyết định đă được trích trên đây đă gây rất nhiều bận tâm và khó khăn cho những người làm khoa học trong nước lẫn hải ngoại, những người Việt chân chính có nhiều trăn trở đến những vấn nạn của Đất và Nước nhất là trong lănh vực môi sinh. Kễ từ nay, nỗi bận tâm và khó khăn nầy có thể làm chùng bước họ trong nghiên cứu, điều tra, hay theo dơi các vấn nạn môi trường có thể tác hại đến việc phát triển đất nước và làm chậm lại tiến tŕnh hội nhập vào ṭan cầu hóa thế giới. Đây cũng có thể là một thiệt hại lớn cho quốc gia v́ từ nay những thông tin sẽ chỉ xảy ra một chiều, do đó có thể không c̣n tính trung thực và chính xác. Và sau cùng, khi áp dụng vào trong chính sách hay kế hoạch quốc gia, Việt Nam sẽ đi ngược lại chiều hướng tiến bộ của thế giới. Tương tự như quyết định trên, ngày 10 tháng 1,2004, Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam ra mắt tại HaØ Nội qua quyết định của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003 đă làm xôn xao dư luận cả trong nước lẫn ngoài nước.

Ban chấp hành Hội gồm: ·         

·         Nguyễn Thị B́nh, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự; ·       

·         Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch; ·      

·         Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng y tế, Chủ tịch Hội chử thập đỏ làm Phó chủ tịch; ·   

·         Trần Văn Thụ làm Thư kư. 

Trong buổi lễ ra mắt, Nguyễn Thị B́nh đă khẳng định rơ ràng rằng: Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hóa học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức, và pháp lư; Những người phục vụ chính thể VNCH cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp. Chỉ 20 ngày sau đó, Hội đă nộp đơn kiện 37 cơ sở sản xuất hóa chất ở Hoa kỳ tại ṭa án liên bang Brooklyn (New York). Danh sách các hảng bị kiện c̣n đang được kéo dài thêm ra.

Trong đơn kiện, hiện tại có ba nguyên đơn: ·       

·         Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội, lư do là đă bị 4 lần sẩy thai từ năm 1971-1973; ·

·         Nguyễn Văn Quy, cựu chiến binh, ung thư phổi, đứng đơn cùng với hai con; ·       

·         BS Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế chính ohủ các mạng lâm thời miền Nam, ung thư vú và một đứa con dưới một tuổi mất trong khu kháng chiến.  Được biết BS Hoa và một trong những người chồng là GS Huỳnh Văn Nghị là sinh viên du học tại Pháp và đă từng gia nhập Đảng CS Pháp trước khi về nước. Khi về lại Việt Nam, ông bà có khuynh hướng thân Cộng và đă vô bưng ngay sau Tết Mậu thân (1968). Đức con của Bà tên.. được sinh ra trong thời gian sau đó và chết trong mật khu. Bà cũng đă từng trả lại thẻ đảng và im lặng trong hơn 10 năm sau đó (theo lời tuyên bố của Bà trên báo Le Monde, Pháp) . C̣n GS Nghị, sau 75, đă được gữi đi học trường đảng và được đề nghị ở chức vụ Bộ trưởng kinh tế, nhưng ông đă từ chối. Ông cũng thường tâm sự với bạn bè ở thời điểm 1976 là các toa nếu muốn chạy ra nước ngoài th́ cứ đi đi, nếu để lâu th́ sợ không c̣n kịp nữa. Cũng trong đơn kiện, Bà DQHoa có cho biết nồng độ dioxin trong máu của Bà được phân tích tại Đức năm 1999 là 20 phần ức (ppt); và không biết bằng phương pháp loại suy nào mà nồng độ nầy đă được BS Schecter ước tính ngược trở lại nồng độ dioxin trong máu của Bà trong năm 1970 là 300 phần ức (ppt) tức một phần ngàn của một phần tỷ.

Thêm nữa, các nguyên đơn có nêu ra lư do là bị nhiễm độc qua đường thức ăn căn cứ vào khám phá mới nhất của BS Schecter, Dallas, trong việc phân tích 16 mẫu động vật như gà, vịt, cóc, heo, ḅ, tôm . . Kết quả phân tích trên đă được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu y khoa môi trường JOEM số tháng 4,2004. Người viết qua Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST) đă phản bác lại tính trung thực của bài nghiên cứu trên của BS Schecter qua các sự kiện điển h́nh sau: Một số mẫu được ghi nhận trên tạp chí là đă được lấy từ hồ Biên Hùng (Biên Hoà), nhưng qua sự liên lạc giữa chúng tôi và BS Schecter cũng như BS Hoàng Trọng Quỳnh, người đi lấy mẫu là không hề có sự hiện hữu của hồ Biên Hùng ở Biên Hoà(?) ·   

Thêm nữa, trong 16 mẫu đă được phân tích, chỉ có 6 mẫu có sự hiện diện của dioxin với nồng độ vài trăm phần ức, trong lúc đó ở tất cả 16 mẫu, những hoá chất độc hại tương tự như DDT, PCB, HCH có nồng độ cao gấp ngàn lần hơn nồng độ dioxin mà không được tác giả nghiên cứu nhấn mạnh (?). Bài tham luận để phản bác nầy đă được Hội đồng cứu xét của tạp chí JOEM chấp thuận cho đăng tải. Chúng tôi cũng có xin được những tài liệu đă giải mă từ Bộ Quốc pḥng HK về tai nạn thất thóat 7000 Gallon chất da cam cũng như tọa độ của nơi xảy ra tai nạn ở một địa điểm trong phạm vi phi trường Biên Ḥa năm 1970. Trong báo cáo có ghi nhận nồng độ của dung dịch chất da cam thất thoát là 106 mg/L (đo đạc năm 1970). Trong báo cáo khoa học của BS Schecter, kết quả phân tích của ông về nồng độ của dioxin trong đất tại địa điểm nầy là 1,6 mg/Kg (phân tích năm 2002). Biết rằng lượng dioxin trong chất da cam là 50 mg/L (50 phần triệu). Do đó, nồng độ của chất da cam tính tóan theo dữ kiện của BS Schecter là 32 g/Kg. Từ hai số liệu 106 mg/L và 32g/Kg (tương đương 32g/L) của Bộ QPHK và Báo cáo của BS Schecter (302 lần lớn hơn), mỗi người trong chúng ta sẽ tự t́m ra câu kết luận! 

Sau đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề chất độc da cam. Trong hơn 20 bài viết răi rác từ hơn 6 năm qua liên quan đến vấn nạn dioxin chúng tôi đă từng khai triển nhiều nghịch lư của đại nạn trên, xin được tóm tắc như sau: Chất da cam được phun xịt ở miền Nam vỹ tuyến 17 trong chiến dịch Ranch Hand từ năm 1961 đến 1971. Nồng độ của dioxin nguyên chất được Hội đồng y khoa Hoa Kỳ ước tính là từ 170 đến 180 Kg trong 72 triệu lít của dung dịch đă được phun xịt trăi dài trên một diện tích là khoăng độ 23.500 Km2. Cũng qua Hội đồng nầy, thời gian bán hủy của dioxin là 71/2 đến 10 năm. Như vậy, câu hỏi được đặt ra là dioxin có c̣n tồn tại trong đất hay trầm tích sau gần 40 năm chiến tranh hay không?     

Cũng trong một nghiên cứu khoa học khác, BS Schecter đă khám phá là nồng độ dioxin trong máu người dân Biên Hoà cao gấp 203 lần nồng độ trong máu người dân Hà Nội (406 so với 2 phần ức). Thêm một câu hỏi nữa được đặt ra là tại sao tuyệt đại đa số nạn nhân chất da cam cư trú tại miền Bắc trong lúc đó cư dân ở miền Nam th́ bị nhiễm độc trầm trọng về hóa chất nầy? o         Đặc biệt hơn nữa, đa số nạn nhân da cam được báo chí Việt Nam loan tải nhằm ở lứa tuổi của thế hệ thứ hai hoặc thứ ba, nghĩa là vào khoăng trên dưới 10 tuổi. Đa số là bị khuyết tật, dị h́nh dị dạng, mù mắt. Theo điều tra của Liên Hiệp Quốc, nạn suy dinh dưởng là một trong những nguyên nhân chính của các bịnh tật trên do sự khiếm khuyết các Vitamin A và B12 cùng acid folic. Điều nầy đă được LHQ khuyến cáo qua trường hợp của Trung Quốc năm 1970. Thêm nữa, từ khi có chính sách Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đă phát triển nông nghiệp và chăn nuôi ồ ạt để giải quyết vấn nạn gia tăng dân số và nhu cầu sống c̣n của xă hội. Do đó, việc xử dụng các loại phân bón, hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu rầy, diệt nấm mốc, diệt cỏ dại . .. đă làm cho môi trường đất, nước, và không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Hàng năm Việt Nam đă dùng hơn 9 triệu tấn hoá chất, không kễ hàng trăm ngàn tấn nhập lậu và không biết xuất xứ cùng chủng loại. Theo Cơ quan Lương nông quốc tế (FAO) Việt Nam cũng đă xữ dụng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ có tên chung là thuốc băo vệ thực vật cao gấp 3,4 lần so với các quốc gia đang phát triển trong vùng. Theo TS Ngô Kiều Oanh, Trung tâm Khoa học tự nhiên đă nhận định rằng: So với diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam th́ chỉ cần 50 ngàn tấn thuốc băo vệ thực vật là quá dư thừa rồi. (VN đă xử dụng khoăng 1,5 triệu tấn cho năm 2001).

Con số nạn nhân da cam công bố cũng là một nghi vấn về tính xuyên suốt của nhà cầm quyền hiện tại. Năm 2002, tại Hội nghị Quốc tế về Dioxin tại Hà Nội, Phan Thúy Thanh, lúc bấy giờ là phát ngôn viên Bộ Ngoai giao đă công bố VN hiện có 2 triêu nạn nhân chất độc da cam.. Mà nay, trong đơn kiện (1/2004) các hảng sản xuất Hoa Kỳ, Hội Nạn nhân chất da cam đă nâng con số nầy lên đến 3 triệu trong đó có 462.250 cựu chiến binh! Sự sai biệt về số liệu cũng như sự vắng bóng về các bằng chứng khoa học đă tự nói lên tính không xuyên suốt của Việt Nam rồi.  Do đó, dù nh́n từ bất cứ góc độ nào, nhản quan nào đi nữa, Việt Nam cần phải đối mặt với một thực tế là: -Thay v́ tiếp tục kêu gào, khiếu kiện về ảnh hưởng của bóng ma dioxin trong thời gian chiến tranh cách đây hơn 30 năm, Việt Nam cần nên rà soát lại chính sách phát triển kinh tế trong nông nghiệp, chăn nuôi, và công nghiệp. Chính việc phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát, không kế hoạch, thiếu nghiên cứu tác động môi trường mới chính là nguyên nhân của t́nh trạng môi sinh bị xuống cấp gây di hại đến sức khoẻ người dân không những trong hiện tại mà c̣n di hại đến nhiều thế hệ trong tương lai nữa.

Hơn bao giờ hết, Việt Nam cần nên vận dụng sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc để nghiên cứu và truy t́m mức ô nhiễm hoá chất đang xử dụng ở trong nước trong đó có thể có sự hiện diện của dioxin qua một số công nghệ sản xuất nhất là kỹ nghệ giấy để từ đó có thể kết luận về nguyên nhân đích thực của t́nh trạng nhiễm độc. Để kết luận, chúng tôi xin mượn lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết, Uûy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy tp HCM tại Trung tâm thông tin công tác tư tưởng ngày 5/2/2004 về quan điểm cần lắng nghe những lời trái tai như sau:  Tổ chức các buổi thảo luận, tiếp nhận những ư kiến đóng góp hiến kế, và những thông tin trái chiều, những vấn đề c̣n nhiều ư kiến khác nhau, Đảng ta luôn luôn đón nhận điều hay lẽ phải từ cuộc sống với tinh thần cầu thị, khoa học , và đổi mới. . . . cần đối thoại với những ngưới có suy nghĩ khác với tinh thần cởi mở, b́nh tĩnh, tránh định kiến theo kiểu quy chụp. Hy vọng đây là ngững lời phát xuất từ tận đáy ḷng của những người Cộng sản Việt Nam. Và quyết định về danh mục bí mật nhà nước sẽ được thu hồi trong một thời gian gần đây để mọi con dân Việt đều có điều kiện tham gia và giải tỏa các trăn trở về Đất và Nước.

Mai Thanh Truyết West Covina 2/2004

Ghi chú: Nội dung của bài viết nầy đă được chia xẻ trong các buổi họp mặt và chương tŕnh phát thanh sau đây: ·   

·         Họp mặt Tân niên của Đại Việt, Tân Đại Việt, và Liên Minh; ·        

·         Đại hội Cựu Sinh viên Quốc gia Hành Chánh; ·    

·         Chương tŕnh phát thanh của Trung tâm Nghiên cứu Phat triển Kinh tế Hậu CS; ·   

·         Truyền h́nh SBTN; ·      

·         Và sẽ phát thanh trên Tạp chí Khoa học & Môi trường củ a Đài phát thanh Á châu Tự do.