Vụ Kiện Chất Độc Da Cam hay Những Mâu Thuẫn Nội Tại

(Bài tham luận trong Hội thảo ngảy 27/6/04 do Lập Trường Chung tổ chức tại Civic Center, Westminster, CA)

Kính thưa Quư Vị,

Hôm nay chúng tôi xin cùng chia sẻ với tất cả Quư Vị hiện diện nơi đây một sự kiện liên quan đến việc bang giao Mỹ-Việt gần 30 năm nay. Đó là vấn đề chất độc da cam mà quân đội Hoa Kỳ đă từng phun xịt từ năm 1961 đến 1971 trong thời gian chiến tranh Việt Nam trước đây.

Chúng tôi xin lần lượt tŕnh bày những diễn tiến của sự kiện cũng như nhiều nghịch lư trong vấn đề kiện tụng Mỹ-Việt để từ đó rút ra một số mâu thuẫn có thể đang xảy ra trong nội bộ của đảng cầm quyền hiện tại.

Như chúng ta đă biết, trước khi kư kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đă đồng ư trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ kư thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2005.

Sau đây là diễn tiến của vụ kiện:

Có lẽ v́ “mật ước” Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt
Nam cho thành lập Hội Nạn nhân Chất Độc màu Da cam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003. Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:
- Bà Nguyễn Thị B́nh, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;
- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;
- GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;
- Ô Trần Văn Thụ làm Thư kư.

Trong buổi lễ ra mắt, Bà B́nh đă khẳng định rơ ràng rằng:”Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lư. Những người phục vụ chính thể Việt NamCộng Ḥa cũ ở miền
Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp”. Theo một bản tin của Thông tấn xă Việt Nam th́ đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lư của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đă thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đă từng phục vụ cho VNCH trước đây th́ không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.

Vào ngày 30/1/2004, Hội đă nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại ṭa án liên bang Brooklyn,NY do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đă từng phục vụ cho ṭa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt
Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lư gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoảng. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:

- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;
- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Quư, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);
- Bà Dương Quỳnh Hoa (h́nh trên), Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và
- Những người cùng cảnh ngộ.

Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đă vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ư đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để (1) đ̣i bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và (2) yêu cầu ṭa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và (3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đă kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.

Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York. 

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá tŕnh hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.

Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Ḥa và Sông Bé (?) là những nơi đă bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề. Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng ḥa miền
Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đă đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đă đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trươc khi được phun xịt. Như vậy làm ǵ có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).
Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đă mất) bị phát triển không b́nh thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.
Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần le.ă Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đă được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đă được giải phẩu. 

Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.

Qua bạn bè của BS Hoa, và những người thân cận với Bà từ thời du học bên Pháp, chúng tôi cố gắng thu thập thêm tin tức về lư lịch cũng như hoạt động cỉua BS Dương Quỳng Hoa và được biết như sau:

Về lư lịch, Bà Hoa đă từng du học tại Toulouse (Pháp) và đă tốt nghiệp Y khoa bác sĩ tại đây. Bà cũng đă gia nhập vào đảng CS Pháp trước khi về Việt
Nam vào cuối thập niên 50. Tháng 12,1960 Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự thật Mặt trận nầy chỉ là lá bài của CS Bắc Việt dựng ra cốt lấy danh nghĩa để tấn chiếm miền Nam mà thôi.

Sau khi CS chiếm đóng miền Nam 4,75, Bà Hoa được “đặt để” vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xă hội, và Thương binh trong nội các chính phủ. Vào tháng 7,75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nh́n như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị B́nh, Nguyễn Thị Định… Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.

Trở qua Huỳnh Thanh Nghị, chồng của Bà được gữi ra Bắc để học trường Đảng và đă được đề nghị làm Bộ trưởng Kinh tế, nhưng ông đă từ chối. Oâng cũng đă từng tâm sự với bạn bè ở thời điểm 1976 là các “toa” nếu muốn chạy ra nước ngoài th́ hăy đi từ bây giờ, nếu để lâu sợ e không c̣n kịp nữa. 

Trở lại BS Hoa, vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đă trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ :” Anh và tôi chỉ đóng vai tṛ bù nh́n và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. V́ vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả.” Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng. Dĩ nhiên là Đảng CS không hài ḷng với quyết định nầy; nhưng v́ để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền
Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đă lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong ṿng 10 năm.

Mười năm sau đó, sau khi được “phép” nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lư thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước. Trong thời gian nầy Bà tuyên bố :” Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân” Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9,10 tuổi cho các dịch vụ t́nh dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.

Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đă vận động được sự giúp đở của hai giới trên và được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt
Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin. Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đă không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc. Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được “yêu cầu” phải xin lại viện trợ v́…nhân dân (của Đảng!). (Về t́nh trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội :” Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đ́nh tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.)

Trở lại với BS Hoa, Bà đă được kư giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền h́nh CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đă được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt
Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳng Trung Sơn bị bịnh viêm màng năo mà Bà không có thuốc để chữa trị khi c̣n ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vưà kể trên, Bà cũng đă tự thú là đă sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc v́ Bà đă đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.

Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lư và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở
Brooklyn?

Để t́m giải đáp cho những điều nghịch lư trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu mới nhất của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại
Paris trung tuần tháng 5 vừa qua. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn có mặt trong buổi tiếp xúc trên) th́ “người ta đă đặt tôi vào một sự đă rồi (fait accompli). Tên tôi đă được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ư của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một kư giả người Uùc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ư muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam.” Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Uùc không bao giờ xảy ra.

Bà c̣n thêm rằng:” Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đă nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung b́nh (2ppt).”

Từ những thông tin cập nhật vừa kể trên, quả thật chúng ta thấy rằng vụ kiện của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam kiện 37 công ty hoá chất Hoa Kỳ là một sự kiện mang nhiều kịch tính sau đây:

• Kịch tính thứ nhất: nạn nhân (nếu thật sự bị nhiễm độc) sẽ không được bồi thường nếu là những người phục vụ cho chính thể Việt Nam Cộng Ḥa sẽ không được trợ cấp. Có lẽ những người miền
Nam có tính “miễn nhiễm” cao đối với chất da cam hay sao? Nghịch lư là chất da cam chỉ được phun xịt từ vĩ tuyến 17 trở vào đến mũi Cà Mau.
• Kịch tính thứ hai: người không đi kiện mà lại có tên trong danh sách “khiếu kiện”. Đó là BS Dương Quỳnh Hoa.
• Kịch tính thứ ba: Năm 1971 Bà đă được thử máu và được biết nồng độ dioxin trong máu dưới mức b́nh thường (2ppt). Trong lúc đó BS Schecter, thuộc Đại học Y tế công cộng Dallas, người được nêu ra như là một chứng nhân quan trọng trong hồ sơ vụ kiện, báo cáo rằng đă thử máu Bà năm 1999, và kết quả là 20ppt, và ông cũng đă ước tính ngược lại nồng độ dioxin trong máu của Bà năm 1971 là 300ppt.

Từ 3 kịch tính trên, chúng ta thấy rơ ràng là có một cái ǵ mâu thuẫn trong quyết định việc thưa kiện Hoa Kỳ về chất độc da cam. Gần đây nhất, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng Pḥng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật-Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng ngày 11/5/04 đă công bố rằng tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc và một số trái cây Việt Nam đều có chứa chất da cam, trong đó hàm lượng ở vơ là 0,4 mg/Kg và ở ruột hoa quả là 0,04 mg/Kg (tức 40.000 ppt), cao gấp ngàn lần hàm lượng dioxin mà BS Schecter t́m thấy trong máu người dân Biên Ḥa và quy kết rằng do bị nhiễm độc trong thời gian chiến tranh.

Ngay sau đó, Bộ Y tế ra thông cáo đính chính ngay rằng hàm lượng dioxin trên không ảnh hưởng lên sức khỏe và gây độc hại cho người tiêu dùng? Và ngày 18/5/04, TS Tuấn đă bị ban lănh đạo Trung Tâm mời lên làm kiểm điểm và bị đưa ra “xử lư kỹ luật” với lư do mơ hồ và kỳ lạ (lới của phóng viên Minh Quang, báo Lao Động) là “cung cấp thông tin cho báo chí”. (?) TS Tuấn đă hai lần làm bản kiểm điểm và vẫn xác nhận là “không làm điều ǵ sai trái, ngoài thông tin khoa học”. Như vâïy, có thể nói TS Tuấn là nạn nhân đầu tiên của Nghi Quyết Bảo vệ Bí mật quốc gia về Dioxin kư váo tháng 11/03.

Để kết luận, chúng ta có thể tiên đoán được kết quả của vụ kiện giữa Hội Nạn nhân chất độc Da cam và các công ty hóa chất Hoa Kỳ sẽ diễn tiến ra sao? Và, chúng ta có thể chờ đến phiên xử đầu tiên sẽ diễn ra ngày 18/9/04 tại Brooklyn để thấy phần kết luận giữa Sự Thật và Dối Trá, giữa Aùnh Sáng và Đêm Đen, cũng như giữa Cái Thiện và Cái Ác.

Xin kính chào Quư thính giả của cuộc Hội thảo hôm nay.

Mai Thanh Truyết
West Covina 5/2004

Ghi chú: Bài nầy đă được Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phỏng vấn và được phát nhiều kỳ vào tháng 6/04 qua chương tŕnh do phóng viên Bích Huyền phụ trách, Đài truyền h́nh SBTN do kư giả Kiều Mỹ Duyên, và Đài Radio Bolsa do Kư giả Khúc Minh. Mục đích của người viết là đặt trọng tâm vào hai mục tiêu sau đây:

• Đem sự thật về “huyền thoại” chất độc màu Da cam/Dioxin cho công luận được rơ, và
• Mang ánh sánh công lư soi rọi trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa, người đang gánh chịu nhiều búa ŕa dư luận sau khi tên Bà được đưa lên hàng đầu trong vụ kiện chất độc màu da cam.