Dioxin: Hội Chứng Việt Nam 

Mai Thanh Truyet, Ph.D.

(Nội dung bài nầy đã được trình bày qua cuộc phỏng vấn trực tiếp của ký giả Khúc Minh trên đài Radio Bolsa ngày 13/8/2003) 

 
Trong những ngày gần đây, hầu hết các hảng thông tấn trên thế giới, báo chí cùng truyền thanh, truyền hình đều loan tải tin tức mới nhất về mức độ ô nhiễm dioxin ở Việt Nam. Qua báo cáo khoa học của BS Arnold Schecter đăng tải trên tạp chí Journal of Occupational & Environmental Medicine, Vol 45, Number 8, August 2003 dưới tựa đề thật hấp dẫn là:

“Food as a Source of Dioxin Exposure in the Residents of Bien Hoa City, Vietnam.”

Các hảng thông tấn loan tin giựt gân trên qua thông báo báo chí từ Hà Nội. Thực sự có thể nói rằng, họ chỉ dựa theo thông baó trên chứ chưa hề đọc hay nghiên cứu tường tận nôị dung của bản báo cáo khoa học. 

Cùng viết chung với BS Schecter có Hòang Trọng Quỳnh, MD. Ph.D. cùng một số cộng tác viên ở viện đại học Texas Houston, School of Public Health. Được biết, trong thời gian chiến tranh BS Schecter là một trung sĩ phục vụ trong ngành quân y của quân đội Hoa kỳ, có tham chiến tại miền Nam VN. Sau khi giải ngủ, ông đi học lại và sau cùng làm việc tại đại học trên. Từ những năm 80, ông đã có những công trình nghiên cứu do Liên hiệp Quốc bảo trợ để truy tầm các nguồn nhiễm độc hóa chất trong con người và thực phẩm ở Hà Nội. Oâng cũng đã khám phá ra mức nhiễm độc DDT trầm trọng trong thịt gà, vịt và nhất là trứng gà vịt (100% số mẫu phân tích đã bị nhiễm). Nhưng những báo cáo nầy không được nêu ra va công bố rộng rãi. 

Tuy nhiên, mức độ nhiễm độc Dioxin trong chất Da cam trong chiến dịch Ranch Hand của Hoa kỳ thời chiến tranh được khắp thế giới nêu và được chú trọng nhiều nhất, bỏ quên các hóa chất độc hại khác đã ảnh hưởng lên môi trường ở Việt Nam sau thời kỳ mở cửa năm 1986. 

Cũng qua sự vận động của chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học ngoại quốc, vấn đề Dioxin được hâm nóng lại trong vòng hai năm trở lại đây. 

Vào thượng tuần tháng 3,2002, một Hội nghị quốc tế về Dioxin tổ chức tại Hà Nội và quy tụ nhiều nhà khoa học trên thế giới tham dự cùng với hai phái đòan Việt Mỹ. Kết quả của Hội nghị là không có Thông cáo chung mà chỉ có Biên bản Ghi nhớ (Memorendum of Understanding). Nột dung biên bản được ghi nhận như sau: 

·                     Hai bên đồng ý hợp tác và hổ trợ nghiên cứu tác hại của chất da cam ảnh hưởng lên mội trường và con người;

·                     Hai bên quyết định chọn hai điểm nóng là khu rừng Mã Đà (Bình Dương) và Đà Nẳng là hai nơi bị phun xịt chất da cam nhiều nhất để làm thí điểm;

·                     Hai bên cũng đã ngầm đồng ý và không đưa vào nghị trình là phía Việt Nam sẽ không đặt vấn đề bồi thường cho “nạn nhân” ở Việt Nam.

 Chưa đầy 4 tháng sau, có lẽ vì không hài lòng với kết quả của Hội nghị, Viêt Nam lại vận động với một số NGO “bè bạn” trên thế giới để tổ chức một hội nghị tại Stockhom (Thụy Điển) vào tháng 7,2002 do nhóm Living Future dưới sự chủ tọa của điều hợp viên Al Burke. Mục tiêu của Hội nghị nầy là tiếp tục kêu gào, kết án và sau cùng là vận động phía Hoa kỳ phải bôì thường cho nạn nhân của Dioxin ở Việt Nam. Trong bản thông caó chung của Hội nghị có đề nghị là phía Mỹ cần nên bồi thường thiệt hại là US $1.000 cho mỗi nạn nhân. 

Vào 26 tháng giêng,2003, chúng tôi nhân danh Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST) có liên lac với nhóm Living Furture với mục đích nói lên quan điểm của chúng tôi là nên cần xem xét lại hậu quả của việc xử dụng các hóa chất độc hại trong thời gian phát triển Việt Nam vì hàng năm có trên 1 triệu tấn hóa chất dưới dạng thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ dại, thuốc trừ nấm móc v. v...được tiêu dùng trên một diện tích khỏang độ 9 triệu mẫu đất nông nghiệp. Đề nghị hợp lý của chúng tôi đã được Al Burke trả lời và gán cho chúng tôi là một nhóm thiểu số tình nguyện phục vụ cho các thế lực ngoại bang!.(điện thư ngày 3/2/2003) 

Vào tháng 4,2003, thêm một quả bơm nữa, lần nầy không phát xuất từ Dallas, mà từ đại học Columbia. TS Jeanne Mager Stellman đa công bố một báo cáo khoa học trên tạp chí Nature, Volume 422, April17,2003 dưới tựa đề cũng hấp dẫn không kém là:” The Extent and Patterns of Usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam”. Kết quả có được là, theo ước tính của Bà thì lượng Dioxin đã được phun xịt ở Việt Nam là 336 Kg thay vì 170 – 180 Kg như bộ Quốc phòng Hoa kỳ công bố trước đây. Cũng theo mô hình tóan riêng, Bà đã ước tính số nạn nhân bị tiếp nhiễm (exposure) vào khoảng 4 triệu người. Chúng tôi lại nhân danh VAST đã liên lạc với tạp chí Nature, Đại họïc Columbia và Institute of Medicine, nêu ra những thắc mắc về các tính tóan của Bà. Nhưng chúng tôi cũng chỉ được trả lời “huề vốn” và hoàn toàn không thoả mãn. Thêm nữa, tựa đề của báo caó có nêu lên các herbicides nhưng chúng tôi không hề thấy các dữ kiện trên trong nôị dung của bài viết. Cũng cần nên biết là TS Stellman đã hưởng được một trợ cấp 5 triêụ Mỹ kim cho công cuộc nghiên cưú nầy từ năm 1998. 

Chưa đầy bốn tháng sau, vào thượng tuần tháng 8,2003, BS Schecter lại công bố báo cáo đã được nêu trên ở phần đầu. Báo cáo khoa học đưa đến kết luận dựa theo kết quả phân tích của 16 mẫu thực phẩm để từ đó đi đến kết luận là người dân Biên Hòa bị tiếp nhiễm trầm trọng. Có nhiều nghịch lý trong bản báo cáo:

1.                  Với 16 mẫu thực phẩm thử nghiệm mà BS Schecter đã đi đến kết luận cho tòan dân tỉnh Biện Hòa thì quả thật BS đã đi quá xa và khó có luận cứ khoa học nào có thể bảo vệ được lập luận trên;

2.                  Trong kết quả phân tích chúng tôi ghi nhận được lượng DDT, PCBs, HCH, HCB có nồng độ cao gấp ngàn lần nồng độ của Dioxin mà tác giả chỉ lưu ý đến mức tiếp nhiễm do Dioxin mà thôi. Điều nầy là một chỉ dấu xác tính nói lên tính cách bất xuyên suốt của tác giả và đây là rõ ràng là một báo cáo khoa học “có định hướng”.

3.                  Trong một điện thư của tác giả gữi đi ngày 18/6/2003 gữi cho các đối tác anh em ở Hà Nội và bạn bè ‘khoa học kỹ thuật khắp năm châu” về hội nghị “trù bị Dioxin ở Hà Nội vào tháng 7,2003 có đọan như sau đã được tác giả nhấn mạnh:” Báo cáo gần đây cho thấy hàm lượng Dioxin trong thực phẩm xuất cảng rất thấp (extremely low). Không thâý sự hiện diện của Dioxin trong tất cả cá (đã được phân tích)(lời người dịch trong ngoặc) (Journal of Toxicology & Health, Part A, 2003).

4.                   Còn nhớ, trước khi hội nghị xảy ra ở Hà Nội (3/2002), BS Schecter đã công bố một báo cáo khoa học nẩy lửa là máu của người dân Biên Hòa có hàm lượng Dioxin cao gấp 203 lần máu một người dân bình thường (406 ppt so với 2ppt) sau khi phân tích chỉ một mẫu máu mà thôi.. Lần nầy để chuẩn bị cho Hội nghị dưới tiên đề Boston: Dioxin2003, ông kết luậïn người dân Biên Hòa đã bị tiếp nhiễm Dioxin qua thực phẩm. Điều nầy có thể cho chúng ta dự đóan rằng ông Schecter có thể tiền chế bất cứ báo cáo khoa học nào về Dioxin ở Việt Nam theo ý muốn và tùy theo nhu cầu của hội nghị sắp sữa được nhóm họp.

Quả thật đáng tiếc, nhân loại đã bước vào thế kỷ thứ 21 mà vẫn còn hiện diện nhiều “chủng loại” khoa học như khoa học phục vụ cho nhu cầu cá nhân (nghiên cứu theo đơn đặt hàng để có phân (fund)), hoặc khoa học phục vụ cho “ý đồ” chính trị….. . thay vì phục vụ đơn thuần cho sự tiến bộ của loài người. 

TS Steven Milloy, một nhà sinh-thống kê học, luật sư, và là giáo sư của Cato Institute trong một bài viết ngày 8/7/2000 trên FoxNews đã nhận định rằng:” Các khoa học gia đã quá thoải mái (enjoyed) với trên một tỷ Mỹ kim của quỷ liên bang dưới danh nghĩa Quỷ Môi sinh Quốc phòng (Environmental Defense Fund). Khoa học gia ở đại học Texas Arnold Schecter muốn có tiền (wants money) để nghiên cứu chất Da Cam liên hệ đến sức khoẻ của người dân Việt Nam. Tướng tự, Việt Nam cũng có thể “làm việc” (works) qua các nhà vận động môi sinh để đòi hỏi “bồi thường” từ phiá Hoa Kỳ”. 

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể tiên đóan diễn biến và nội dung của Hội nghị diễn ra tại Boston sắp đến. Cũng sẽ có những nhà khoa học “phe ta” lên diễn đàn chính như TS Wayne Dwernychuck của Cty Hatfield (Canada), TS Mocarelli (Ý), BS Arnold Schecter (Dallas), TS Stellman (Columbia) v. v. .. Và thông cáo chung có thể sẽ có nội dung như sau: 

·                     Thời gian thẩm định về chất độc Da Cam đã kéo dài quá lâu do đó con số nạn nhân ở Việt Nam có thể lên đến 4 triệu;

·                     Biên Hòa là một điểm nóng cần phải có ngân khoản để nghiên cứu thêm;

·                     Hoa kỳ cần phải “làm dịu nỗi đau” của nạn nhân và bồi thường thiệt hại cho Việt Nam.

 Trở lại trường hợp của BS Schecter, mặc dù có những nghịch lý trong báo cáo mới nhất của ông, nhưng trong lần nầy ông đã công bố cùng một lúc với các kết quả đo đạt về Dioxin qua việc ghi nhận sự hiện diện của các hóa chất độc hại sau đây như Furans, PCBs, HCH, HCH, DDT trong 16 mẫu thực phẩm mà ông phân tích (4 mẫu thịt gà, 2 bò, 2 heo, 5 cá, 2 vịt, và 1 ếch) . Các hoá chất sau nầy nằm trong danh sách 12 hóa chất “dơ bẩn” đã được Liên hiệp Quốc thông qua tại Stockhom, Thụy Điển (2002) và đã bị cấm sản xuất cũng như xử dụng. Nên nhớ Dioxin không nằm trong danh sách nầy vì chưa được thử nghiệm hòan chỉnh các tác hại lên con người. Hàm lượng PCBs, DDT.. . của các mẫu phân tích nầy cao gấp trăm ngàn lần hàm lượng của Dioxin thể hiện tượng tương tự như các kết quả nghiên cứu ông đã từng công bố trên 10 năm trước đây, nhưng chưa bao giờ được nằm trên bảng so sánh với Dioxin. 

Tuy nhiên có một điểm tích cực được ghi nhận nơi ông lần nầy là trong phần kết luận của bản nghiên cứu, ông đã thừa nhận rằng:” Chất Da Cam vẫn chưa hẳn là nhân tố cần thiết trong việc nhiễm độc lên con người, thực phẩm , và cựu chiến binh Hoa kỳ ở Việt Nam”. Hy vọng các nhận định có tính cách khách quan nầy có thể làm chuyển đổi “tư duy” của các nhà khoa học để tập trung sự trung thực trong nghiên cứu hơn là hướng về các “phân” quốc tế cũng như phục vụ cho những “ý đồ” chính trị không trong sáng. 

Là một người Việt Nam, chúng tôi tha thiết được chia xẻ nỗi đau mà người dân Việt đang gánh chịu. Nếu quả thật đây là hậu quả của chất độc màu da cam do quân đội Hoa kỳ phun xịt trong thời gian chiến tranh, chúng tôi sẽ là một trong những người đi hàng đầu trong công cuộc vận động chính quyền Hoa kỳ phải bồi thường để xoá lấp phần nào nỗi đau thương của dân tộc. 

Là một nhà khoa học, chúng tôi không thể nào làm ngơ trước những thông số khoa học qua các kết quả phân tích từ hàng chục năm qua không những, để truy tìm Dioxin mà còn là DDT, PCBs, Furans, và các chất độc hại khác trong thuốc sát trùng, diệt cỏ, trừ nấm mốc v. v... Các hóa chất vừa kễ trên đã được xử dụng hàng loạt và bừa bãi kễ từ sau chính sách đổi mới từ năm 1986 ở Việt Nam. Do đó chúng tôi không loại trừ ảnh hưởng độc hại của Dioxin mà chỉ dóng lên tiếng chuông kêu gọi các nhà khoa học có lương tâm trong nước cũng như ở hải ngoại lưu ý và nghiên cứu thêm hậu quả của các hoá chất trên có thể đã ảnh hưởng lên người dân Việt. 

Mai Thanh Truyết

Orange 8/2003