ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH

 

Kính thưa Quý vi,

 

Lời nói đầu tiên của tôi là xin cám ơn Hội VAST, đã chu đáo cho tôi có cơ hội được gặp Quý vị, những người luôn quan tâm và lo âu về tình trạng nghèo đói của đông đảo đồng bào chúng ta ở quê nhà.  Tôi cũng có lời cám ơn đặc biệt với ban tổ chức và xin cám ơn riêng Bác sĩ Trần Tấn Phát và Kỹ sư Nguyễn Minh Quang đã giúp đỡ tôi thực hiện power point cho bài thuyết trình ngày hôm nay.  Đề tài của tôi là “Những điều kiện cần để dân giàu nước mạnh”, tôi xin lỗi để bỏ đi chữ “Những”, chỉ còn lại là “Điều kiện cần để dân giàu nước mạnh”.  Và chữ “cần” ở đây có nghĩa là “cần thiết” trong ngôn ngữ toán học vì tôi là thầy giáo dạy toán cho nên dùng chữ nầy trong nghĩa điều kiện “cần và đủ”.  Cần chỉ là cần thiết thôi, nhưng vẫn chưa phải là điều kiện đủ; và cái cần ở đây, Quí vị có thể hiểu rằng “cần bàn thảo” cũng được.

 

Bây giờ tôi xin được vào đề.  Tại sao phải nói về dân giàu nước mạnh?  Vì dân ta chưa bao giờ giàu dù nước ta có giàu tài nguyên.  Nước ta vẫn còn còn yếu.

 

Hai mươi lăm năm qua, từ ngày cộng đảng Việt Nam chiến thắng cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, nhất thống sơn hà, quy quyền lực về một mối, người cộng sản, thao túng thì có, nhưng vẫn loay trong việc “xóa đói, giảm nghèo.”  Mãi đến giờ này vẫn chưa tìm được một chính sách hữu hiệu.  Vì sao vậy?

 

Chuyện không là chuyện mới.  Chuyện cũ xưa như trái đất.  Trải hơn 4.000 năm lập quốc, dân ta có bao giờ khỏi cảnh chạy cơm từng bữa, nước ta không mấy khi tránh khỏi ngoại xâm.  Nhưng ở vào cái thời buổi cuối thiên niên kỷ thứ hai, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, khi mà thế giới nói chuyện cao kỹ, nói chuyện kéo dài tuổi thọ lên đến cả trăm, thì cái chuyện xóa đói giảm nghèo, nghe riết cũng kỳ.

 

Ngồi mà phân tích cho kỹ, đến độ chẻ sợi tóc làm tư, có cả trăm cả ngàn lý cớ, nguyên nhân để quy kết hay biện minh cho cái nghèo, cái đói của đất nước.  Nhưng nghĩ cho cùng, thì hình như chỉ có một nguyên nhân hiển hiện nhất, hữu lý nhất: đó là cơ chế cai trị nơi đất nước ta đã không thay đổi, mặc cho bao dòng biến chuyển của lịch sử.

 

Bỏ qua đi giai đoạn cả hơn nghìn năm bị đô hộ, chỉ nói đến thời gian đất nước độc lập, đặc tính của các cơ chế chính quyền ở Việt Nam vẫn là chuyên chính: từ quân chủ chuyên chế, sang đến vô sản chuyên chính.  Người dân hình như chưa bao giờ thoát khỏi thân phận nô lệ, tôi đòi.  Ngày xưa, nô lệ cho các dòng họ vua chúa tham lam, thối nát, nay tôi đòi cho đảng xuẩn động và hủ hóa.  Xưa quốc gia đồng hóa với các triều đại qua Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn, rồi nay đồng hóa với Đảng.  Khi nào cũng hiện diện một cực quyền cai trị, và một quần chúng bị trị.  Quyền tư sản chỉ dành cho thiểu số giai tầng thống trị.  Quần chúng chỉ là công cụ, tài sản của một dòng họ hoặc của cấp lãnh đạo Đảng.

 

Lãnh đạo bất khả, bất xứng, cướp đoạt công sức cần lao của người dân, thì người dân từ chối sản xuất.  Từ chối sản xuất, thì trí tuệ trui lụt, đần độn.  Và đó là nguyên  nhân của cái nghèo cái đói.

 

Không phải đi đâu xa để tìm cách cứu đói, giảm nghèo.  Thế giới ngày nay như thu gọn lại trong long bàn tay.  Không cần một Khổng Minh, một Quản Trọng.  Cũng không cần đốt đuốc đi tìm người hiền,  Những xã hội tiên tiến, nước giàu, dân mạnh tràn đầy ra đó.  Không có chi là bí mật, cũng không có phép thần thông.  Chỉ cần ép mình theo với những tiến bộ nhân bản của nhân loại, gạt bỏ giáo điều, và chấp nhận đổi mới là có thể giải quyết được một phần lớn vấn vấn đề.

 

Những người cộng sản Việt Nam thật sự nằm quyền từ năm 1954, khi một nữa đất nước phía Bắc vào tay họ.  Nhưng thủa bình yên để dựng nước không được mấy năm, thì họ đã khơi dậy một cuộc chiến tranh mới.  Gọi cuộc hciếnt ranh đó là gì cũng được: chống Mỹ cứu nước, chống ngụy, chống tư bản, chống thực dân mới, chống phong kiến hay tệ hại hơn, là một cuộc nội chiến mam-bắc, thì thực chất của chiếnt ranh cũng không thay đổi: xứ sở bị tàn phá, sinh mạng bị hy sinh, con người chỉ biết bóp cò súng, trí não bị trì trệ và lương tri bị che khuất vì hận thù.  Nhưng cũng chính cuộc chiến đó đã giúp những người cộng sản lý cớ biệ minh cho chế độ, và những thất bại chủa chính quyền.

 

Sau 1975, và cho đến ngày nay, mới là thực tế của một Việt Nam, một Việt Nam độc lập, thống nhất, một Việt Nam trách nhiệm bởi những người cộng sản.

 

Một Việt Nam, nói chung có thể chia thành 3 giai đoạn.

 

Giai đoạn 1: 1975- 1986:         Giai đoạn thực thi chủ nghĩa và ý thức hệ cộng sản. “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa”, “quá độ lên xã hội chủ nghĩa mà không qua tư bản chủa nghĩa.”

Giai đoạn 2: 1986-1995:          Đổi mới

Giai đoạn 3: 1995 đến nay:      Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

 

Những tính chất đặc thù của Giai đoạn 1:

 

Ø       Thời kỳ triệt tiêu tư bản tư nhân Miền Nam: Đánh tư sản, tư thương cả tiểu thương, tiểu công nghiệp.  Hiệp tác hóa mọi cơ sở sản xuất, nói riêng nông nghiệp.  Quốc hữu hóa các ngân hàng, các nhà kho, xí nghiệp tư nhân,... Những trương mục ngân hàng và trương mục tiết kiệm ở các ngân hàng đều thuộc nhà nước.  Từ nay, mọi phương tiện sản xuất đều thuộc nhà nước, thuê nhân công nhân là bóc lột. 

 

Ø       Thời kỳ ngăn sông cấm chợ, cũng là thời kỳ làm ăn khấm khá của các trạm kiểm soát kinh tế ở mọi nẻo đường, trên bộ, dưới sông.  Từ Sài gòn về Vĩnh Long, khoảng 130 cây số, có trạm Bình Chánh, Tân Hương, Mỹ Thuận, Tân Ngải; ngoài ra còn có những trạm di động, đột xuất.  Riêng trạm Tân Hương, thì mỗi xe đò phải đậu lại trung bình 2 giờ, vì phải chờ đợi đến phiên và thương thuyết đóng thuế.  Những trạm khác thì cũng phải non nửa giờ.  Gạo, dừa, tôm, cá, thịt heo, thuốc tây chui từ nơi này sang nơi khác. Bị bắt thì năn nỉ, khẩn cầu xin đóng thuế, hoặc bị tịch thu, mất vốn.  Người “đi” gạo, dừa thường là các bà phải lo chạy gạo cho con, các ông thì phải nằm ở các trại học tập cải tạo.

 

Ø       Thời kỳ triệt tiêu những sinh lực năng động nhất của Miền Nam.  Trên dưới một triệu người trong lứa tuổi sinh động nhất vào những trại cải tạo tập trung, chưa kể những trại tù về tội vượt biên, phản động, mua bán bất hợp pháp. Trên dưới một triệu người vượt biên.   Hoặc tự tạo lấy phương cách vượt biên, hoặc theo những tổ chức vượt biên bán chánh thức do chính quyền tổ chức.  Khoảng phân nửa là nạn nhân của biển cả, của giặc cướp, của tù tội.

 

Ø       Thời kỳ mà con em của quân nhân công chức chế độ VNCH có nơi không được học quá tiểu học, có nơi không quá cấp 2, có nơi không được vào Đại học.  Tiêu chuẩn vào Đại học Y khoa TP Hồ Chi Minh, cho con em mà cha mẹ bị học tập cải tạo là 27/30.  Nếu đạt được mà lại ở tỉnh, thì chính quyền tỉnh vẫn có thể không cho chuyển hộ khẩu về trường Y khoa. Nói cách khác là cũng không vào đại học được.

 

Thời kỳ mà thí sinh các cấp phải thuộc nằm lòng- với cả những câu hỏi và đáp- những bài thơ văn suy tôn Đảng hay suy tôn lãnh đạo, như “Từ Ấy” của Tố Hữu.  Không có trường tư thục, các trường tư thục trước 1975 ở Miền Nam đều bị công hữu hóa.

 

Ø       Đồng bạc VN giá rất cao, 1 USD chính thức ăn 18 đồng VN, lương một cán bộ giảng dạy có bằng tiến sĩ đại học Mỹ là 85 đồng/tháng.  Ở thôn quê, thuế đất, thuế vườn phải đóng bằng lúa.  Vàng thay tiền là thông thường, đồng tiền hiếm và có khi không tiện vì cồng kềnh, mà buôn bán thì là buôn bán chui.  Có một thời, mang trong mình trên 50000 đồng VN là phạm pháp.

 

Ø       Thời kỳ bao cấp.  Thu vét và ban bố.  Mỗi hộ có một sổ thực phẩm, tùy tiêu chuẩn, mỗi người được mua gạo, đường, thịt, cá, chất đốt, ... nói chung là nhu yếu phẩm, với giá rẻ tại các cửa hàng quốc doanh.  Mua như cho, gạo thông thường phải lựa trấu, hạt bông cỏ, nói chung là gạo mà xưa kia dành cho súc vật, cho nên hầu hết ai ai cũng phải đổi lấy gạo tốt hơn để mà ăn.  Không đủ gạo bán cho dân, thì nhà nước bán bo bo, sắn, khoai lang thay vào. Có một vài năm việc ăn độn là thông thường.

 

Ø       Mọi phương tiện thông tin quảng bá và ngôn luận- báo, đài- đều thuộc chính phủ.  Có vài bài báo nói lên cảnh cùng khổ và bị áp bức (thí dụ, Nguyên Ngọc:”Cái đêm hôm ấy...”, báo Văn Nghệ).

 

Ø       Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ.  Trong thực tế, mọi quyền hành đều thuộc Đảng.  Một ông/bà bộ trưởng, nếu không là thuộc trung ương đảng trở lên, thì chỉ trong đàn em nhỏ bé của các ngài trong Ban Bí Thư Trung Ương, hoặc trong Trung Ương Đảng.

 

Ø       Thời kỳ của các khẩu hiệu: Đảng cộng sản VN bách chiến bách thắng.  Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.  Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết; Thành công, Thành công, Đại thành công.  Trung với Đảng Hiếu với Dân.  Hồng hơn Chuyên, v.v.  Thời kỳ được nghe trên đầu môi: VN là lương tri của thời đại, đỉnh cao của trí tuệ.  Đảng bao giờ cũng đúng, và lúc nào cũng lòng rộng mở.

 

Ø       Thời kỳ mà nhà nhà, người người đều học triết học Mác-Lê, và nói thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà không qua tư bản chủ nghĩa.  Thời kỳ của “kẻ tước đoạt bị tước đoạt”.  Thời kỳ “ai thắng ai?” mà phải hiểu ngầm rằng sau cùng rồi thì chủ nghĩa xã hội  cũng thắng chủ nghĩa tư bản.

 

Ø       Mỗi người đều phải vào một tập đoàn hay hiệp hội: Tổ dân phố, Hội Trí thức Yêu nước, Hội Nhà giáo. Hội Phụ lão, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu nhi Nhi đồng, Mặt trận Tổ quốc,....

 

Ø       Vài con số lẻ tẻ:

      Từ năm 1979 đến 1986, số người chết tăng 10% trong vòng bảy năm.

Rừng VN đã bị phá, chỉ riêng trong 20 năm từ 1975 đến 1995, kể từ ngày thống nhất hơn một nửa diện tích rừng trên toàn quốc bị phá.  Mùa hè 1999, tôi lại đọc được nguồn tin của nhà nước theo đó khoảng 1/3 diện tích rừng đã bị phá từ năm năm qua.  Rừng VN còn lại bao nhiêu có lẽ không ai biết được một cách chính xác, nhưng tôi nghĩ sự thực có lẽ còn bi đát hơn các con số.  Báo chí thế giới nói rất nhiều và chính quyền còn nói nhiều hơn, về những tàn phá gây ra cho rừng vì những thảm bon B52 và chất là chất độc màu da cam của Mỹ.  Điều đó đúng, và rừng cây Việt Nam đã bị thiệt hại rất nhiều.  Nhưng không thấm vào đâu với những tàn phá của 25 năm quản lý bất chấp môi sinh!”. 

 

Sống cái thời ấy, người ta có cảm tưởng đây là một chế độ quân chủ chuyên chính, triều đại của nhà Lê-Lê Duẫn, Lê Đức Thọ-thay Nho giáo bằng triết học Mác Lênin, thay đạo Nho bằng đạo Cộng Sản mà tổ chức và tình báo thì tinh vi hơn gấp trăm ngàn lần.  Nhà nước nhân danh nhân dân lao động tước đoạt tất cả những thành quả lao động của nhân dân, để ban phát lại qua hệ thống “bao cấp” mà cụ thể là các sổ lương thực, tem phiếu.  Không có luật pháp.  Đã là Vương đạo công minh thì cần gì luật pháp.  Đảng cả trị bằng nghị quyết, nghị quyết sau có thể mâu thuẫn với nghị quyết trước nhưng không hề có điều khoản vô hiệu hóa nghị định trước, có lẻ vì quá nhiều nghị quyết nên người làm nghị quyết không nhớ hết được.

 

Cũng có cái khác thời vua chúa thuở xưa.

Xưa vua quan ở xa vì đường đi khó, vì phương tiện xê dịch thô sơ, nên dân có nhiều tự do riêng tư.  Giờ nhà cửa san sát, tổ dân phố, tổ phụ nữ, sự đi lại dễ dàng nhờ hệ thống đường sá, sông ngòi và xe tàu, sự kiểm soát của Đảng chặt chẽ hơn, có vẻ như đâu đâu cũng có mắt công an của Đảng.  Người ta sợ nhiều hơn là kính trọng nhà vua như thuở xưa.  Hầu hết ai cũng có mặc cảm làm giàu hay giàu là có tội.  Và để không bị rắc rối, người ta-nói riêng các ông bà cán bộ-thật thà hay cố ý-thường giữ một bề ngoài thanh bần, ít nhiều khắc khổ, thanh đạm.

Nhưng cũng là thời kỳ mà mọi suy nghĩ và hành động của bộ máy nhà nước đều đặt trên căn bản triết học Mác Lênin theo sự hiểu biết và cái nhìn của lãnh đạo.

 

Giai đoạn 2:  Mở mắt và đổi mới

 

Ø       Nguyên do có nhiều. Có thể vì những đổi thay ở thánh địa Liên Xô và ở các đàn anh vĩ đại như Trung Quốc, có thể vì chẳng biết còn dựa vào đâu khi khối xã hội chủ nghĩa mỗi ngày mỗi khẳng định quá trình tan rả, cũng có thể vì ngoại tệ cạn kiệt, cũng có thể vì cả nước tê liệt, dân đói, vài vùng có người chết đói.  Cũng có thể vị sự thất bại sâu sắc, trường kỳ và rộng khắp của các chính sách thu quét và bao cấp, ngăn sông cấm chợ và hợp tác hóa, nói chung là của hầu hết những chương trình hay phong trào do đảng đề xướng.  Người dân, cả người cán bộ hay đảng viên ở nông thôn có cảm giác nếu nghe theo lời Đảng trong việc sản xuất thì gần như chắc chắn là phá sản.  Dân chúng hoang mang, cán bộ đảng viên hoang mang, số người nghe đài phát thanh BBC, VOA ngày càng nhiều và công khai luận bàn tin tức ở các quán ăn, quán nước, tận các quận lỵ nhỏ.

 

Ø       Cũng lúc này, có những khẩu hiệu mới như: “Sống và làm việc theo pháp luật.”

 

Ø       Những luật gia của chế độ cũ được triệu tập.  Người ta bắt đầu nghĩ đến sự cần thiết của những bộ luật về kinh doanh, đầu tư, sự cần thiết của một... trường luật.  Vương đạo có nhường một bước cho luật pháp, nhưng vua chúa vẫn còn: vẫn Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm chủ.

 

Ø       Bỏ ngăn sông cấm chợ, bỏ các trạm kiểm soát kinh tế. Đường xá, sông rạch được trả lại cho lưa thông.

 

Ø       Thay các hiệp tác xã bằng cách “khoán sản phẩm”.  Trong chế độ khoán sản phẩm, nhà nước là đại điền chủ cho thuê đất và thu địa tô vào mỗi vụ.  Ở các lãnh vực khác, xe hành khách, xe vận tải, tàu bè cũng tương tự.

 

Ø       Bắt đầu có những trường tư thục dân lập do các đảng viên (thường là hưu trí) quản lý.

 

Ø       Đã có những ngoại kiều-ước, Đài Loan, Nhật Bổn, Indonesia,... vào đầu tư ở VN.  Một số người ước, Mỹ, Pháp gốc Việt Nam trở về buôn buôn bán với các công ty quốc doanh.

 

Ø       Tiền tệ có dần giá trị hối đoái. Ngân hàng mở cửa lại. Ngoại thương phát riển dần, và xứ sở thành miếng mồi ngon báo bở cho tư bản ngoại quốc.  Người ta bắt đàu nói tới đàu tư và phát riển.  Kỷ nghệ du lịch được nâng lên hàng đầu để làm nòng cho một nền kinh tế dịch vụ.

 

Ø       Bắt đầu có những xí nghiệp tư nhân nho nhỏ (không quá 12 nhân công) và sự giải thích về quyền thuê mướn công nhân trong các xí nghiệp nghiệp này.

 

Ø       Cũng bắt đầu bàn bạc và hình thành quyền tư hữu sử dụng đất đai và chuyển nhượng quyền sử dụng này.

 

Ø       Mọi phương tiện thông tin quảng bá và ngôn luận-báo, đài-đều vẫn thuộc chính phủ, không thay đổi.  Tuy nhiên, những tác phẩm, bài viết lên án, châm biếm hoặc chỉ trích chế độ nhiều hơn, sâu rộng hơn như Những Thiên Đường Mù hay Thoát Ly.

 

Ø       Trong năm 1988, theo thống kê chính thức thì số trẻ em dưới một tuổi bị chết non là 10% .

 

Đời sống có bớt căng thẳng, lần hồi khá hơn. Người ta có cảm tưởng tử xuất trể con thiếu dinh dưỡng có bớt., người lớn có chút sắc hồng trên má, lưởng quyền ít nhô ra. cái gánh Mácxít Lêninít tuy vẫn còn đó, nhưng cái còng của nó, cái lưới của nó, nhà giam của nó đã nới lỏng, nên có được thêm chút sinh khí.  Còn đói, đói cái ăn, cái uống, đói những mẩu chuyện, tư tưởng có tính cách độc lập,... nhưng đã có chút cháo, chút hi vọng ngày may tốt hơn.

Người ta cũng có cảm tưởng rằng đây là thời kỳ đấu tranh, không phải của dân chúng nổi dậy đòi quyền sống, mà là giữa cái mới và cái cũ trong nội bộ đảng cộng sản, hay đúng hơn là trong giới thượng từng lãnh đạo.

 

Cái mới chưa có cơ sở vững chắc.  Có nhiều mâu thuẫn với cơ sở lý luận Mácxít Lêninít.  Cái mới thì thật nguy hiểm cho vua chúa và quan lại cộng sản. Nhưng ở thánh địa người ta đã đổi, đã có kinh sách mới, thì người tín đồ phải học và theo.  Cho nên, trí tuệ của Đảng phải giải thích sao cho cái mới cũng là chính thống.  Đang loay hoay tìm cách giải thích và biện minh tính tất thắng của phe xã hội chủ nghĩa, thì ở thánh địa, ở đông đảo các nước anh em tiên tiến, các triều đình đỏ lần lượt thoái vị hoặc bị truất phế, có nơi các vua chúa và cận thần đỏ phải mất mạng.

 

Ở Việt Nam, nhà cầm quyền một mặt khẳng định quyết tâm nắm giữ quyền lực độc tôn, ổn định thể chế, nhưng cũng lặng lẽ xóa bỏ các cơ sở triết học Mácxít-Lêninít, để tiến thêm một bước: “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

 

Giai đoạn 3: Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Hà Nội chấp nhận kinh tế thị trường, nhưng có thêm điều kiện là phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Nói thị trường là nói cung cầu, bán buôn, tính toán  lợi nhuận, làm giàu trong luật pháp.  Nói xã hội chủ nghĩa là phải nghĩ đến kế hoạch ngủ niên, hợp tác hóa, mọi phương tiện sản xuất đều thuộc nhà nước, làm giàu là bốc lột, ăn chận thặng dư giá trị của người công nhân.  Cũng có thể nghĩ đơn giản hơn xã hội chủ nghĩa là anh hùng cách mạng, thời loạn nhà nhà đều liệt sĩ, thời bình, nhà nhà là anh hùng lao động, trong cái nghĩa anh hùng áo vải “ăn không cần đủ no, mặc không cần đủ ấm” để xây dụng Đảng, lúc nào cũng bách chiến bách thắng.

Như vậy hai khái niệm kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa không có một cái gì liên quan nhau, và có những điểm lại đối kháng nhau.   Dầu vậy, rõ ràng là nhà nước Việt Nam có những biện pháp cụ thể nới rộng kinh doanh và có những thành quả đáng kể.



Ø       Đã có luật Đầu tư, chỉ tiếc là luật này được làm cho người nước ngoài, vì Đảng cần thêm FDI.  

 

Ø       Đã có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể.  Việt Nam đi vào thị trường thế giới: nói riêng thành viên của APTA, và mới đây thêm thương ước Việt Mỹ.  “Luồng FDI tăng từ mức tổng số là 168 triệu USD trong giai đoạn 1988-1992 lên đến 2,1 tỉ USD năm 1997.  Phần lớn lượng giải ngân FDI diễn ra trong giai đoạn tăng trưởng cao 1992-1996.  Cao điểm là 2,3 tỉ USD, tương đương 11,3% GDP năm 1995.  Luồng FDI đỗ vào giảm mạnh xuống còn 800 triệu USD năm 1998 và khoảng 700 triệu USD năm 1999 khi VN bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng khoảng tài chính Châu Á.  Tổng số vốn FDI cam kết năm 1999 là 1,5 tỉ, tức là 90% so với mức,7 tỉ USD của năm 1998.  Tổng số FDI cam kết trong tám tháng đầu năm 2000 là 488 triệu USD, giảm 46% so với cùng ký năm trước.  Do đó dự kiến giải ngân FDI sẽ tiếp tục giảm trong năm 2000 và thậm chí 2001.  Cải cách kinh tế chậm ở VN trong vài năm qua cũng góp phần làm giảm luồng FDI vào Việt Nam.  Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ vào tháng 7-2000 là quá muộn để đảo ngược tình hình này, ít nhất là trong ngắn hạn.

 

Ø       Thống kê và Sơ đồ Tăng giảm luồng FDI 1991-1999, bao gồm cả các đối tác liên doanh trong nước.

 

Nguồn: Phạm Đỗ Chí-Trần Bình Nam-Nguyễn Khải. Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên. 1999:Sơ bộ.

 

Ø       Kết quả bắt đầu có được từ những năm 1990.

o                    Tổng sản lược quốc gia trung bình tăng 8.5% mỗi năm.

o                    Dân số trung bình tăng 1.7%/ năm. Giữ được mức tăng trưởng dân số thấp là một thành quả rất tốt.

Dự trù cho năm 2.000, mức tăng trưởng dân số giảm xuống còn 1.53%.

Ngân sách quốc gia cho năm 1999 là 11,5 tỷ Mỹ kim, tăng 3.1% so với năm trước đó.

Đã cắt giảm lạm phát, giữ tỉ giá đồng bạc VN, tương đối ổn định. Lạm phát trung bình là 157%/năm trong giai đoạn 1988-1990 xuống 14%/năm trong các năm 1994-1995.

“Chỉ trong có vài năm, đất nước gần như sắp bị nạn đói đe dọa đã tự biến mình thành một nước xuất khẩu lương thực mà không có sự can thiệp của chính phủ.... Thu nhập đầu người tăng từ 200 lên 350 USD trong vòng 8 năm.”[1]

o                    Việt kiều ở nước ngoài về thăm nhà ngày càng đông, tiền gữi về hàng năm trở thành một nguồn tài trợ rất đáng kễ.  Riêng năm 2000, có báo nêu 2,2 tỷ; lại có người nói 3,2 tỷ Mỹ kim.  Nếu lấy trung bình khoảng 3 tỷ, tức là gần 4 lần tiền xuất cảng gạo năm 1999 (800 triệu Mỹ kim).  Xuất cảng gạo năm nay không biết có nhiều hơn hay không, nhưng căn cứ vào tuần báo Việt Tide (1/11/2001) thì cho đến nay (10/2001) Việt Nam đã xuất cảng được 600 triệu.  Vậy số tiền của Việt kiều gữi về năm 2000 cao gấp 4 lần số tiền xuất cảng gạo năm 1999, và cũng là 4 lần số tiền tổng gỉai ngân đầu tiên trực tiếp từ nước ngoài, năm 1999, và theo các số liệu nêu trên thì cũng phải hơn 4 lần số thu do xuất khẩu gạo năm 2001.  Dầu vậy, Hà Nội đánh giá chưa đúng mức, tiềm năng còn nhiều, Mặt trận Tổ quốc đã chính thức kêu gọi đoàn kết, kêu gọi  lòng yêu nước, ý thức về nguồn cội của người Việt hải ngoại.  Một phái đoàn dân vận được gởi đi để vận động Việt Kiều hải ngoại đóng góp thêm.

 

Có thểå nói giai đoạn 2 chuẫn bị cho giai đoạn 3, giai đoạn 2 là bước đi tất yếu vào giai đoạn kinh tế thị trường mà trên đây là những điểm son chính yếu.

 

Người về Việt Nam trong những năm 1995-2001 có cảm giác một Việt Nam hồi sinh, các thành phố đã có một bộ mặt mới hẳn, nhà cao từng với những tiện nghi thời đại và một nhịp sống thập phần năng động đối với thời khoảng 1975-90.

 

Nhìn lại thập niên qua, đổi mới kinh tế, giải thể các hiệp tác xã, bải bỏ thu mua, bải bỏ các trạm kiểm soát kinh tế trên sông lộ, sửa chửa kho hàng, bải bến, cải thiện viễn thông, giao thông vận tải, thành lập hệ thống ngân hàng thương mãi, khuyến khích kinh doanh, nhận đầu tư từ nước ngoài, ban hành luật kinh doanh,.... Tất cả những biện pháp đổi mới nầy rất tốt, rất hay, rất phấn khởi.  Tuy nhiên, hình như chúng cũng chỉ nhằm tạo điều kiện mở rộng kinh doanh cho các xí nghiệp hay công ty quốc doanh, hoặc những người của Đảng.  Tất cả cơ chế mới về thị trường kinh doanh đều nhằm cho  việc làm ăn của các chức sắc nhà nước và thân cận với các công ty ngoại quốc.  Doanh nghiệp tư nhân đâm chồi như một trang trí, mờ nhạt, thứ yếu, không đáng kể.  Nông dân và công nhân lao động chưa có tiếng nói, và nhất là chưa  dự phần: dưới lớp sơn tráng lệ của những thành quả nhất thời nêu trên, họ vi trùng xã hội chủ nghĩa đã ăn sâu, rộng khắp, và kinh niên tiếp tục đục khoét dưới dạng này dạng khác nền kinh tế và cơ thể VN. 

 

Nói riêng, vi  khuẩn MacLênin còn thu người sâu trong gan mật, trí não của các lãnh đạo. Họ phải giữ chuyên chính, giữ quyền lực độc tôn, quyền sinh sát sắc máu.  Còn giữ được chuyên chính, độc đảng, thì còn cơ may trị vì như vua chúa, còn có cơ gieo rắc Cho nên, cố bám, cố giữ  cho kỳ được những cụm từ và điều khoản khẳng định tính chất xã hội chủ nghĩa. Trong thực chất,  chỉ còn có chuyên chính, thói quen ban phán và sẳn sàng dùng bạo lực của lãnh đạo.  Mác mà sống lại sẽ khóc ròng vì bản tuyên ngôn cộng sản đã bị vùi chôn bởi những đảng viên, để chế độ chỉ còn lại chuyên chính và bạo lực.  Trường Đảng phân vân, nhưng ăn cơm chúa phải múa tối ngày, phải biện minh cho kỳ được tính sáng tạo của Đảng: cơ thể XHCN đã chết nhưng hồn vẫn còn thiêng.  Đảng viên thì hoang mang như người lạc lối.  Dân chúng vẫn còn mơ màng lo sợ hồn ma xã hội chủ nghĩa.  Người hiểu biết thì lo sợ một chế độ vua chúa mà không có luân thường đạo lý của Không Nho.   Cho nên, chưa huy động được hết lòng tin của người dân, chưa huy động được hết các nguồn sinh lực quốc gia.  Cộng vào những khó khăn do cái cũ để lại, thêm những khó khăn mới.  Thử kể một vài. 

                                                                                                                                    

Ø       Vì vốn vay trong FDI có chi phí cao và thời hạn hoàn trả ngắn, nên Việt Nam sẽ sớm phải trả một khoản nợ lớn.  Đến cuối 1998, khối lượng nợ tích lũy từ vốn vay FDI đã lên tới 4,5 tỉ USD.  Theo dự báo của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, trong giai đoạn 2000-2005, trung bình mỗi năm Việt Nam có nghĩa vụ phải trả một khoản lãi và vốn vay bằng ngoại tệ mạnh của khu vực FDI là 1,1 tỉ USD.  Ngoài ra còn trả cổ tức hàng năm cũng lên tới khoảng nửa tỉ USD, theo ước tính của chính phủ.”[2]

 

Ø       Ngay cả trong lãnh vực thành đạt nêu trên, đã có dấu hiệu “tỷ lệ tăng trưởng kinh tế VN giảm nhanh và tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng lên.  GDP hàng năm không ngừng giảm sút từ 1995 đến cuối 1999: (1995: 9,5%, 1998: 5,8%,1999: 4,8%).  Tỷ lệ tăng trưởng thấp đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố tăng từ 5,9%lên 6,8% năm 1998 và 7,4% năm 1999.  Tiêu dùng trì trệ và nhìn chung các hộ gia đình đều cố gắng giảm chi tiêu.  Các doanh nghiệp không còn muốn đầu tư nữa.  Tỷ lệ tăng giá rất thấp, thậm chí có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng thiểu phát.  Hệ thống  ngân hàng đang trong tình trạng rất khó khăn.”[3]  “Suốt năm 1999, tình trạng dư thừa hàng hóa, dư thừa vốn và tiền tệ tràn lan, kéo theo giá hàng tiêu dùng giảm liên tục qua các tháng trong năm.”[4]

 

Ø       Ngân hàng vẫn tiếp tục “thay vì chuyển vốn từ người tiết kiệm sang những người biết sử dụng vốn một cách tốt nhất, chỉ đóng vai trò như một hiệu cầm đồ đối với tư nhân và như là tổ chức cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước.”[5]

Ø       “Việt Nam đã đạt được sản lượng đường một triệu tấn, thừa ăn, nhưng giá đắt gấp đôi giá thế giới do đó tạo ra nhập lậu, hàng không bán được phải đưa vào tồn kho.  Cuộc sống của 30-40 ngàn nông dân trồng mía đang phụ thuộc lớn lao vào tiêu thụ sản phẩm. Xi măng, xe gắn máy cũng thế (giá xe gắn máy sản xuất ở VN gấp đôi giá xe cùng loại ở Thái Lan và gấp 4 lần giá xe gắn máy chất lượng thấp hơn nhập từ Trung Quốc)[6].

 

Ø       Năm 2.000, có khoảng 60 triệu dân sống về nghề nông, mà diện tích đất canh tác chỉ cần cho 10 triệu, trung bình là 10 người cho mỗi hecta; và số trung bình nầy mỗi năm mỗi giảm vì dân số tăng mà diện tích gieo trồng không thể tăng thêm được[7].

 

Ø       Thành thị thì thất nghiệp gia tăng, nông thôn quá thừa lao động.

 

Ø       Trúng mùa, lúa thừa ở trong nội địa, giá bán giãm xuống thấp. Mà chi phí thuốc trừ sâu, phân bón cứ tăng dần vì được tính bằng Mỹ kim.  Trái thanh long, trúng rộ, bán không kịp là phải đổ đi.  Trái vải cũng vậy.  Do đó dân trồng tỉa mà trúng mùa lại càng nghèo thêm.

 

Ø       Theo định hướng xã hội chủ nghĩa là như vậy đó, là nói thị trường, nói buôn bán, nhưng không tính cung cầu, không tính giá cả.  Đã có một thời gian khá lâu, nhà nước thu mua nhu yếu phẩm và bán cho dân gạo ẩm, móc, đầy bông cỏ, khai lang, khoai mì chất lượng tồi tệ, nhưng vẫn có ai dám than thở gì đâu.  Và giờ đây là quyết tâm xây Đại Lộ Trường Sơn vĩ đại, qua núi rừng hoang dã, trong khi hệ thồng cầu đường trong tỉnh thành quá chật hẹp đối với lưu lượng người và xe cộ mà chưa nghe có một hệ thống cải thiện cụ thể nào.  Giờ nông dân hay người thành thị có đói dài dài cũng chẳng chết ai.

 

Ø       Về giáo dục, giáo sư Nguyễn Văn Thùy sẽ nêu lên các số liệu thống kê trong bài thuyết trình tiếp theo.  Tôi xin trích dẫn sau đây một vài nhận xét trong những bài nghiên cứu cơ sở trên những dữ liệu chính thức hoăïc của chính phủ Hà Nội, hoặc của các cơ quan quốc tế của quí ông Trần Nam Bình, Đinh Xuân Quân trong quyển Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên.

 

Tiến sĩ Trần Nam Bình[8]:

 

v      Tỷ lệ ghi danh học sụt giảm ở mọi cấp.

v      Sự chênh lệch nam nữ trong số học sinh đại học khá cao và đã gia tăng trong những năm gần đây.

v      Con em những gia đình thu nhập cao có lợi thế hơn con em các gia diình nghèo trong việc học ở cấp trung và đại học..

v      Sự thiếùu thốn nguồn lực dành cho giáo dục:
Tuy chính phủ VN đã cố gắng tăng tỷ lệ ngăn sách cho giáo dục, chi phí giáo dục công của VN chỉ vào khoảng 2% của GDP so với tỷ lệ trung bình 3% cho tất cả các quốc gia châu Á khác.  Vì thu nhập bình quân đầu người của VN rất thấp, điều đó hàm nghĩ chi phí giáo dục công bình quân đầu người của VN vào loại kém nhất thế giới.

v      Hiệu quả sử dụng nguồn lực trong ngành giáo dục thấp: chính yếu là vì tổ chức và quản lý không thích hợp.  Tỷ lệ bỏ học tương đối cao và tỷ lệ hoàn thành thấp.

v      Lực lượng giáo chức yếu về chất lượng cũng như số lượng.

v      Giáo trình và phương pháp giảng dạy và chấm điểm lỗi thời.

v      Không có sự liên kết chặt chã giữa các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng , đại học và viện nghiên cứu với các doanh nghiệp.

v      Tổ chức quản lý các trường đại học và viện nghiên cứu không hợp lý: hệ thống giáo dục hậu trung học phân tán, tách biệt và kém hiệu quả.  Gần đây cò có sự nẩy nở một số tổ chức hậu đại học với giáo viên thiếu khả năng cũng như giáo trình và phương pháp giảng dạy và nghiên cứu kém trình độ.  Điều này dẫn đến một số bằng cấp và học sinh tốt nghiệp kém chất lượng.

 

Ông Đinh Xuân Quân[9]:

 

v      Nhiều học sinh bỏ học ở trung học. Năm 1993, 78% học sinh học hết tiểu học nhưng chỉ có 11% vào trung học. Trung học gồm 50% trẻ em tiểu học nhưng vào các lớp trung học cấp 2 chỉ còn có 16%.

v      Giảm mạnh trong các trường huấn bghệ (65%).
Sau trung học cấp 2 chỉ còn từ 1,5% học sinh ở lứa tuổi vào các đại học, trường cao đẳng kỹ thuật theo hệ chính quy hay tại chức.

v      Phụ huynh học sinh đóng góp cho ngân sách giáo dục ở mọi cấp.  Ước tính chi tiêu cho thấy là các phụ huynh học sinh phảigóp khoảng 50% chi phí giáo dục (sách giáo khoa,  lệ phí) và các chi phí khác như chuyên chở, ăn uống...

v      Ở nông thôn, các gia đình phải đóng góp cao hơn.

 

Ø       Về môi sinh, xin nghe tiếng kêu nêu trên của Ông Nguyễn Gia Kiểng.
Đó là chưa nói đến khả năng ô nhiểm khác, thí dụ như khả năng ôn nhiểm nước do việc sử dụng bừa bãi phân hóa học và thuốc trừ sâu[10]. Xin đan cử một thí dụ điển hình, theo tài liệu của Bộ Y tế Việt
Nam, một số lượng lớn DDT đã được nhập cảng từ  Nga Sô (mặc dù đã bị cấm xử dụng từ năm 1992).  Số thuốc DDT 75% nhập cảng là 237.748 tấn cho năm 1992, 33.935 tấn trong năm 1993, và 151.675 tấn trong năm 1994.

 

Tóm lại, trong lãnh vực kinh tế, VN thừa vốn, thừa hàng hóa, thừa lao động.  Cung trội quá nhiều đối với cầu.  Tồn động càng nhiều, càng lâu, chi phí càng nặng.  Trong những lãnh vực khác: bi đát, ngày thêm bi đát.  Trong tình huống đó, Việt Nam đang mạnh bước vào kinh tế thế giới.

 

TOÀN CẦU HÓA: VẬN HỘI MỚI?

 

Việt Nam đã ký kết gia nhập thị trường ASEAN (AFTA) bắt đầu áp dụng vào năm 2006.  Việt Nam cũng vừa ký kết thương ước Việt Mỹ vào năm 2001.  Việt Nam cũng đang chuẩn bị gia nhập vào WTO.  Nói cách khác là VN đã chấp nhận mở cửa với thị trường thế giới, chấp nhận một trật tự kinh tế mới, chấp nhận luật chơi của tư bản, một luật chơi phi xã hội chủ nghĩa và đã làm chế độ xã hội chủ nghĩa chết ngay trong thánh địa, và tàn lụn ở mọi nơi, một luật chơi mà Hà Nội đã thực tập trong một thập niên.

 

Khi đã cho phép kinh doanh, thuê lao động, nhìn nhận gián tiếp quyền sở hữu đất đai (quyền chuyển nhượng việc sử dụng điền thổ), lập xưởng máy, chính quyền Hà Nội trong thực tế đã khai tử cái gốc “xã hội chủ nghĩa”.  Thế nhưng còn thiết tha nuối tiếc cái hồn ma xã hội chủ nghĩa, nên đã sanh một đứa con dị dạng, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Vì vậy mà đứa con ấy khó nuôi, khó dưỡng.

 

Sự tham gia mậu dịch của Trung quốc vào WTO, sự cạnh tranh của Trung Quốc, cộïng với sự suy thoái kinh thế toàn cầu và khu vực hiện nay chắc chắn chỉ có thể làm cho đứa con dị dạng càng khó dưỡng, khó nuôi hơn.


Trong thập niên qua, Đảng, cái xác không hồn, mất hướng, phải bám lấy lấy độc tài đảng trị làm cơ sở, lấy quân đội và công an làm công cụ, áp đặt quyền lực và bạo lực.  Để đi sâu thêm vào hệ thống kinh tế tòan cầu, Hà Nội phải xử dụng ngôn ngữ, cách suy nghĩ và hòa nhập vào nếp sống toàn cầu.  Sẽ không bao giờ có cách chơi riêng dàng cho Hà Nội.  Hà Nội cũng phải học cung cách tôn trọng khách hàng và có khi phải chịu sức ép của khách hàng.  Các công cụ bạo lực không những không ích lợi gì trong buôn bán và sản xuất, mà trái lại còn làm mất lòng tin ở các cơ chế mới.


Sự toàn cầu hóa là toàn cầu hóa khởi sự là mậu dịch, kinh tế nhưng rồi đương nhiên sẽ dẫn đến sự giao lưu thông tin, văn hóa.  Theo đó, sẽ không còn có thể khép kín như thời vua chúa hay như thời kỳ địch thù phân minh, mà chỉ quan hệ tốt với các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Thế giới ngày càng nhỏ, sự giao lưu giữa các nền văn hóa ngày càng gia tăng, và ở tốc độ ngày càng nhanh.  Thế giới giới sẽ trở thành  một thứ hiệp chũng quốc, như Hoa Kỳ hay Châu Aâu ngày nay, nơi mà nhiều chũng tộc dị biệt sinh sống bên nhau, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng sự phồn thịnh chung.  Chuyên chính, bạo quyền càng ngày càng không có chỗ trong quá trình này.  Toàn cầu hóa mỗi lúc trở thành toàn diện.

 

Trong cái nhìn đó, toàn cầu hóa có nhiều khả năng là một cơ may, một vận hội mới cho Việt Nam thoát khỏi cái nghèo-nghèo tiền bạc, nghèo sức khỏe, nghèo tri thức, nghèo trí tuệ, nghèo tình thương, và tránh những nạn tai sinh từ cái nghèo.  Nói riêng, toàn cầu hóa có thể thực sự là một cơ may, một vận hội mới để dân VN giàu, nước VN mạnh, nếu nhà cầm quyền VN biết sử dụng cơ may đó, biết từ bỏ chuyên chính và bạo quyền để tạo điều kiện cho mọi người dân tích cực tham gia, tập người dân quen sống theo pháp luật, tái tạo lòng tin cho mọi nơi chốn.

 

Kết Luận

 

Ø                      Trước kia, chủ nghĩa Mác là cơ sở nhân bản của Đảng cho hành động.  Đánh mất cái nhân bản ấy là đánh mất hướng đi, đánh mất linh hồn, mất sự tự tin.  Hoặc Đảng sẽ suy nhược, chia năm xẻ bảy để tranh dành địa vị và quyền lực, hoặc vì đã thiếu mất cơ sở nhân bản, quyền lực đơn thuần sẽ trở thành bạo lực đơn thuần.

Ø                      “Quyền lực có xu hướng tha hóa con người.  Quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối.”. Thiếu nhân bản, lãnh đạo dễ trở thành cuồng bạo, hoặc là cái nôi dưỡng nuôi việc mua quan bán chức, theo từ mới là tham nhũng.

Ø                   Đã có trên nữa thế kỷ kinh nghiệm thì cũng phải thấy rằng: mọi hình thức thể chế chuyên chính (quân chủ chuyên chính, vô sản chuyên chính, phát xít,..) đều là hình thức nô lệ hóa nhân dân.  Thời này, nuôi nô lệ chỉ có thể là tốn hao và nguy hiểm.  Ngoài ra, còn chứng tỏ một nhân cá