DIOXIN:

Từ Trận Giặc Báo Chí Sàigòn  -  Đến Báo Cáo Hatfield

Mai Thanh Truyết

 

 

Vấn đề dioxin-chất da cam đã được dư luận thế giới và Hoa kỳ lưu ý ngay từ sau khi có những yêu cầu đòi hỏi chính phủ Mỹ phải bồi thường và cung cấp bảo hiểm y tế cho các cựu quân nhân Hoa kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, sự việc cũng đã âm ỉ từ sau chiến tranh cho đến cuối thập niên 80. Kễ từ thập niên 90 trở đi, những báo cáo sơ bộ, các cuộc phỏng vấn từ cấp địa phương bắt đầu xuất hiện trên báo chí Việt Nam. Mọi trăn trở thao thức thỉnh thoảng được đưa lên mặt báo qua các bài phóng sự của cá nhân hoặc chính quyền địa phương và trung ương.

 

Nhưng từ khi báo cáo 4/2000 của Cty Hatfield và Ủy ban 10-80 ra đời, và mới nhất là báo cáo của Arnold Schecter, giáo sư đại học Texas, trường Y tế Công cộng (School of Public Health) ở Dallas ( J. Occup. Environ. Med., 43, 101 (2001)) gần đây, thì hiện tượng “trăm hoa đua nở” về vấn đề dioxin-chất da cam lại nở rộ khắp nơi. Báo chí trên thế giới, các hảng thông tấn...lấn lượt chuyển những tin nóng sốt từ Việt Nam nhất là những khám phá mới nhất ở các địa phương về nguy cơ bị nhiễm độc dioxin. Đâu đâu cũng nghe nói đến dioxin trong khoảng thời gian gần đây. Riêng tại Việt Nam, hầu hết các báo chí đều đăng tải những suy diễn cùng bình luận dựa theo dữ kiện được cung cấp qua những kết luận của hai báo cáo đan cử trên, đặc biệt là bản đúc kết của Cty Hatfield. Bác sĩ Lê Cao Đài, Giám đốc điều hành Quỷ Bảo trợ Nạn nhân Chất độc Da cam là một trong những thành viên tích cực nhất trong việc khơi động “nỗi đau dioxin” ở Việt Nam.

 

Huyền thoại dioxin

 

Trong những tháng gần đây, người viết xin lần lược trích dẫn một số các bài phóng sự trên để người đọc có thêm khái niệm của vấn đề cũng như tìm hiểu thêm ý niệm cùng những “ý đồ” về chính sách của chính quyền trong việc đánh động và giải quyết vấn nạn dioxin.

 

Trước hết, trên báo Lao Động, trong mục Phóng sự ngày 19-3-2001, Nguyễn Quang Vinh, người đã từng “hạch tội thằng trời” nhân vụ lụt miền Trung năm 1999, bắt đầu hát “Nam ai” qua tựa đề “Cam Lộ – Nỗi đau dioxin” như sau:” Tôi tìm về một mãnh làng nhỏ về phía Tây tỉnh Quảng Trị, vùng đất bị quân Mỹ rải chất độc hóa học nhiều lần và chứng kiến những cảnh tượng đau lòng do chất dioxin tác hại lên mạng sống của bao người, trong đó, đau lòng nhất là số phận của các cháu bé được sinh ra từ sau chiến tranh.”. Sau đó anh mô tả quang cảnh điêu tàn của vùng Cùa “troót mứt” (vùng có nhiều mật ong trước kia), phỏng vấn gia đình có con cái dị hình dị dạng:” Bà con trong làng xả nói với nhau, chừ biết làm răng, rủi ro nhà nào sinh con ra bị phải chất độc ấy thì cắn răng chịu, không có thuốc chi chửa trị được.” Để rồi, cuối cùng Vinh kết luận:” Dấu hỏi gieo vào giữa trời đất, gieo vào biết bao thân phận ở làng và khóc nghẹn đợi mãi câu trả lời...”

 

Cũng trên báo Lao Động, mục Quốc tế, ngày 27-4-2001, Vĩnh Nguyên, dựa theo bản tin của Reuters, đã chạy hàng tít lớn”Con cái cựu chiến binh Mỹ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam”. Bản tin nêu ra một báo cáo của Viện Y học Hoa kỳ (Institute of Medicine) nói về mối liên quan giữa người lính Mỹ từng tiếp xúc với chất  da cam ở Việt Nam và bịnh bạch cầu cột sống cấp tính (acute myelogenous leukemia – AML) ở con cái họ. Bản tin cũng đăng tải trường hợp của 50.000 cựu chiến binh Úc, cho biết bịnh AML cao từ ba đến sáu lần ở con cái họ so với những đứa trẻ mà bố không tham chiến ở Việt Nam. (Tin tức nầy đã được Bộ Y tế Úc cải chính ngay sau đó và tuyên bố chưa hề công bố báo cáo liên quan đến bịnh AML và cựu chiến binh Úc). Tuy nhiên, tác giả bài phóng sự đã “khẳng định” như sau:” Kết luận nầy (của Viện Y học) sẽ mở đường cho một quá trình thủ tục(?) cần thiết để chính phủ Mỹ trả tiền chăm sóc con cái những cựu chiến binh bị mắc bịnh” (ngầm hiểu là gồm luôn cả cưụ chiến binh Việt Nam và thân nhân). Trong lúc đó, cũng trong bản tin trên bằng tiếng Anh (không có ghi trong bản tiếng Việt trên báo), có thêm đọan: Anthony Principi, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Hoa kỳ đã cực lực công bố ”không có bằng cớ chắc chắn xác nhận mối liên hệ giữa trẻ con (mắc bịnh AML) và các bố là cựu quân nhân đã từng tham chiến tại Việt Nam hay Camdodia”.

 

Ngày 9-5-2001, báo Lao Động trong mục Phóng sự lại “phản ánh” hậu quả chất độc da cam đối với người dân ở quanh khu vực sân bay Biên Hòa và cho biết đã phát hiện thấy lượng dioxin cao gấp 135 lần so với người sống ở Hà Nội. Và điều đáng lưu ý là số người bị nhiễm độc lại không phải là người đã từng sống tại Biên Hòa trong những năm chiến tranh. (lời người viết, tin trên dựa theo báo cáo của Schecter). Lê Thanh Huyền mô tả hình ảnh nhân từ và bác ái của Bs Lê Cao Đài dưới tựa đế “Người đi tìm dioxin”: “ Ông có một nổi đam mê khác hơn mọi người, nơi đâu có nhiều sản phụ sinh con quái thai, dị dạng là ông quyết tìm đến bằng mọi giá. Ông đi là để “bộ sưu tập” về những nạn nhân chất độc da cam ngày một phong phú hơn, đủ bằng chứng để ông tố cáo trước dư luận về một tội ác tày trời do cuộc chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ gây nên ở chiến trường Việt Nam suốt cả một thập kỷ.”

 

Ngày 18-5-2001, cũng trên báo Lao Động, nhưng dưới mục Thời sự, Diên Hy đã chạy hàng tít: “Các nhà khoa học Mỹ công nhận hậu quả chất độc da cam gây ra ở Việt Nam” . Diên Hy kết luận:”Chất độc màu da cam vẫn tiết tục là di sản chiến tranh thảm khốc không thể bỏ qua được”.

 

Ngày 24-6-2001, Bác sĩ Lê Cao Đài lại được đặc phái viên Hùynh văn Mỹ ca ngợi trên cùng một mặt báo dưới tựa đề “Người bạn của những nạn nhân da cam” với lời giới thiệu thật cảm động:”Với giáo sư bác sĩ Lê Cao Đài, chỉ tính riêng những đoạn đường ông đa õròng rã hơn 20 năm nay lo việc nghiên cứu, kiếm tìm giải pháp đối phó với những hậu quả nguy hại của chất da cam cũng như tìm cách làm giảm nỗi đau của cả triệu nạn nhân loại chất độc ghê khiếp nầy... là quả một quảng đường dài kỷ lục”. Lần nầy giáo sư đi tìm dioxin từ  Thừa Thiên , Huế, Đà Nẳng, Quảng Nam, Hôị An, Bình Định... “ khi các xét nghiệm dioxin trên máu chưa có, vận động nhiếu người cho mõ không được, ông đã lấy mỡ của mình để làm xét nghiệm.” (Lời người viết: Ông Bác sĩ-tiến sĩ Lê Cao Đài lấy mõ cuả chính ông để xét nghiệm cái gi? Để tìm dioxin ư?). Và sau cùng Hùynh văn Mỹ kết luận thế cho lời giáo sư Đài:”Bi kịch không chỉ những người vì họ, bởi cuộc đấu tranh vì họ phải đâu không gặp những gập ghềnh, khắc khoải”.

 

Chiến dịch dioxin lại xuất hiện trên Lao Động ngày 6-7-2001, với bản tin TTXVN dưới tiêu đề “Ủng hộ nạn chân chất độc màu da cam”. Bản tin cho biết rằng Phú Thọ đã vận động hơn 800 triệu đồng (Việt Nam) ủng hộ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam và trên tòan tỉnh có 4.900 nạn nhân. Thái Nguyên cũng tiếp tay và vận động được hơn 300 triệu đồng ủng hộ trên 600 nạn nhân chất độc màu da cam.

 

Tin tức nhận được ngày 13-7-2001, Lê Huân đã đi bài:” Qui Nhơn tẩy độc dioxin”. “Sau vùng bị nhiễm độc nặng dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa được công bố, một vùng đất nữa cũng đang bị dioxin đe dọa vừa được phát hiện và cũng là hầm chứa dioxin đầu tiên được tẩy độc”. “ Với quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, để các thế hệ sau chiến tranh khỏi bị nhiễm chất độc da cam, chúng ta phải cứu ngay từ gốc.” Để sau cùnh lãnh đạo tỉnh kết luận “đã quyết định tẩy độc ngay vùng đất bị nhiễm chất độc da cam nguy hiểm nhất” (nhưng vẫn không cho biết biện pháp xử lý như thế nào cũng như làm sao xác định được đó là chất độc màu da cam? (lời người viết)).

 

Và sau cùng trên báo Lao Độngngày 9-8-2001, Lê Thanh Huyền dưới tựa đề “Lời cảnh báo từ môi trường” đã làm một phóng sự về Trung tâm Trung ương Bướu thành phố Hồ chí Minh, khoa Nội 3. Nơi đây đã có hàng trăm cháu nhỏ nằm...chờ chết vì hậu quả của dioxin...! Ông kết luận: “Tôi không khỏi giật mình khi những con số về hậu quả chất độc hóa học đã xử dụng trong chiến tranh Việt Nam đã được “xới” lại nóng hổi với những con số lo ngại. Trong thiên nhiên, Việt Nam vẫn còn một lượng dioxin tồn lưu khá cao ở mức độ khác nhau (lời người viết: làm sao tác giả có thể xác định đó là dioxin?). Vấn đề là hàm lượng dioxin còn tồn đọng là bao nhiêu ở những vùng bị rải chất độc hóa học?”

“... Sự tồn lưu trong đất của dioxin ở các địa phương phía Nam vĩ tuyến 17 còn kéo dài thì tình hình bệnh tật, dị tật bẩm sin của các thế hệ con cháu ở các nạn nhân bị nhiễm chất da cam có thể còn kéo dài đến những năm 40 hay 50 của thế kỷ XXI.”

 

Trên đây là những trích đọan của báo Lao Động thông tin về chất màu da cam dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ trong một thời gian ngắên, mà có nhiều khám phá mới mẻ về chất độc nầy mà trong suốt hơn 25 năm qua không ai được biết đến. Mục tiêu của người viết là nêu lên một cách trung thực tin tức trên báo chí Việt Nam để độc giả những người Việt Nam còn có tấm lòng với đất nước suy nghiệm. Vấn đề nơi đây không phải là việc tranh cải về sự hiện diện của dioxin trong chất màu da cam, mà cần phải tìm hiểu thêm ở đến mức độ nào dioxin (hay 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, hay TCDD, hay T4CDD) có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của con người. Thêm nữa, nếu xét về mặt định lượng, dioxin có trong hổn hợp 50/50 giữa 2,4-D và 2,4,5-T, hay chất màu da cam, là một phế phẩm có trong quy trình sản xuất 2,4,5-T, do đó chiếm tỷ lệ rất thấp, ước tính khoảng 2 ppm trong dung dịch. Hổn hợp nầy được pha lõang từ 10 đến 20 lần trong xăng hoặc dầu trước khi được phung xịt vào các vùng núi non, rừng rậm, những vùng không hoặc thưa dân cư....như một loại thuốc khai quang trong chiến tranh Việt Nam. Việc tính tóan hàng triệu gallons được phung xịt trong suốt mười năm chiến tranh, và từ đó quy ra một lượng khổng lồ của chất dioxin hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam thiết nghĩ cũng cần nên tính tóan lại cho đúng với thực tế. Báo cáo đúc kết chi tiết của Cty Hatfield được phân tích và bình luận ở phần tiếp theo sẽ góp thêm tiếng nói vào một đề tài rất nhạy cảm nầy.

 

Báo Cáo Hatfield

 

Bài viết nầy dựa trên các tư liệu trích từ hai báo cáo của Hatfield Consultants Ltd (West Vancouver, Canada) và đối tác Việt Nam là Ủy ban 10-80 (thành lập vào tháng 10/1980 tại Hà Nội). Công ty Hatfield được cơ quan Canadian International Development Agency tài trợ. Báo cáo thứ nhất đúc kết các cuộc điều tra sơ khởi và thu thập dữ kiện từ năm 1994 – 1998. Báo cáo thứ hai công bố vào tháng 4/2000 dưới tiêu đề ” Development of Impact Mitigation Strategies Related to the Use of Agent Orange Herbicide in the A Luoi Valley, Viet Nam”. Cả hai báo cáo gồm trên 1.000 trang được in lại qua 2 CD-Rom mua từ Cty Hatfield.

 

Mục tiêu của bài viết là cố gắng làm sáng tỏ hay phơi biện những nghi vấn cùng các luận cứ không đủ sức thuyết phục, hoặc thiếu cơ sở khoa học, hoặc vô tình hay cố ý đánh lạc hướng dư luận...của các kết luận và đề nghị của Cty Hatfield và Ủy ban 10-80.

 

Cty Hatfield đã chọn thung lũng A Lưới, cách Huế 65 Km về hướng đông để làm địa điểm nghiên cứu. A Lưới đã từng nổi tiếng một thời dưới danh hiệu Ngọn đồi 937 (Hill 937) hay Hamburger Hill. Căn cứ nầy đã bị quân đội Hoa kỳ bỏ hoang vào tháng 5/1969. A So hay A Shau hay Đồng Sơn (tên đặt sau 1975) là một căn cứ không quân nhỏ của quân đội Hoa kỳ nằm phía nam của thung lũng,; căn cứ đã bị bỏ hoang từ 8/12/1965. Tại hai nơi nầy, chất khai quang màu da cam đã được phung xịt nhiều nhất trong suốt thời gian từ 1965 đến 1970. Có tất cả 224 phi vụ trên tổng số 606 phi vụ của vùng Thừa Thiên được rãi xuống A Lưới trong khoảng thời gian nầy.

 

Các mẩu đất, máu, sữa mẹ, và thực động vật lấy từ thung lũng tương đối không nhiều do chi phí phân tích quá cao (khỏang US$ 1.000/mẩu). Có 28 mẩu được phân tích trong năm  1996 cho vùng A Lưới, và 22 mẩu cho A So trong năm 1997. Các mẩu được phân tích tại AXYS Analytical Services Ltd, Canada và đây là một trong 26 phòng thí nghiệm được cơ quan Y tế thế  giới (WHO)

chọn lựa để phân tích.

 

Sau đây là kết quả các cuộc phân tích trích ra từ báo cáo trên:

 

Đất

A So:- (sâu từ 0 – 10 cm) 110 ppt (một phần ức – 10 -12 ) 1/1996; 898 ppt (11/97); 220 (3/99)

-                                          (sâu từ 10 – 30 cm) 32 ppt (1996);

        Ngoài A So: từ ND* - 1,7 ppt (1996)  (ND = not detected);

Đáy hồ  A So: 6,9 ppt (1996),  1,8 – 8,5 ppt (1997),  6,9 (1998);

A Lưới: 1,1 – 0,9 ppt (1997);

Đáy sông A Sap, A Lưới: 0,8 – 1,2 ppt (1996);

Đáy hồ A Lưới: 5,3 ppt (1997);

Rễ khoai mì: ND (1996), ND (1997).

 

Cá chép

Mô mở/ A So: 51 ppt (1/96),   6,1 – 34 ppt (11/97),  1,9 – 21 ppt (1999);

Gan/A So: 2,4 ppt (1/96),  1,1 ppt (1999);

Thịt/A So: 0,4 ppt (1999);

Gan/A Lưới: 1,0 ppt (1999).

 

Gia súc

Gan vịt/A So: 1,4 ppt (1/96);

Gan vịt/A Lưới: ND (1996);

Mở vịt/A So: 6,1 ppt (1997);

Gan heo/A So: ND (1996),  ND (1999).

 

Máu/ A So

Đàn ông: - (lớn hơn 25 tuổi) 31 ppt (1997),  41 ppt (1999);

-                                          ( từ 12 – 25 tuổi) 21 ppt (1997),   31 ppt (1999);

        Đàn bà :  - (lớn hơn 25 tuổi) 25 ppt (1997),  16 ppt (1999);

-                                          (từ 12 – 25 tuổi) 12 ppt (1996),    14 ppt (1999);

 

Sữa mẹ/ A So: 1,4 – 16 ppt (1999).

 

Các kết luận sau đây được ghi nhận trong báo cáo 1998:

 

·                       Dây chuyền thực phẩm (food-chain) có chỉ dấu nhiễm độc dioxin trong đất, đáy hồ, cá, vịt , và người ở gần căn cứ A So.

·                       Ở những vùng khác của thung lũng A Lưới lượng dioxin ở dưới mức tác hại căn cứ theo định mức Tây phương.

·                       Lượng dioxin tương đối cao được tìm thấy trong máu cư dân sống quanh căn cứ A So. Trẻ em sinh sản sau chiến tranh cũng có lượng dioxin cao trong máu chứng tỏ rằng dioxin đã xâm nhập vào dây chuyền thực phẩm.

·                       Số lượng phân tích cho thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa chất màu da cam và môi trường có ảnh hưởng lên sức khỏe con người.Tuy nhiên báo cáo cũng đề nghị cần phải có những khảo sát sâu rộng hơn nữa cùng với sự tham gia của các tổ chức đa quốc gia gồm những chuyên viên chuyên môn về dioxin để thẩm định lại những mối liến hệ trên.

 

Nhìn chung các kết luận và đề nghị trong báo cáo sơ khởi nầy tương đối khách quan và trung thực dựa theo các số liệu thu thập được. Qua đến báo cáo 4/2000, và cũng là báo cáo tổng kết, sự việc hòan tòan trái ngược hẳn. Cáo số liệu trong báo cáo trước đã được xử dụng lại cộng thêm một số kết quả phân tích mới trong năm 1997,ø 1998, và 1999.

 

 

Về Đất. Trước hết, theo kết luận của Hatfield, căn cứ theo kết quả thu thập năm 1996, 1997 thì vùng đất đã bị ô nhiễm dioxin phải được tuyên bố là “vùng ô nhiễm” (contaminated site) (trang 2 trong báo cáo) căn cứ theo quy định Tây phương (western juridictions). Theo luật Canada, đất nông nghiệp và đất xây cất nhà ở (residential) thì tiêu chuẩn dioxin có thể ảnh hưởng lên sức khỏe người dân không được vượt quá 350 ppt. Trong lúc đó, US EPA đã thẩm định và tái thẩm định liên tục tác hại của dioxin để định mức tiêu chuẩn chấp nhận được hơn 10 năm nay mà vẫn chưa có kết luận chắc chắn , và định mức chấp nhận sự hiện diện của dioxins trong đất hiện tại là 1.000 ppb (phần tỷ – 10 -9 ). Đối với những chất dioxin tương đương (dioxin-like compounds) như các hợp chất hữu cơ có chứa chlor, có trong hầu hết các thuốc diệt cỏ dại hiện đang được xử dụng hàng loạt ở Việt Nam, định mức của US EPA còn thấp hơn so với dioxin, như DDE, DDD, DDT là 87 ppb, Dieldrin, Endrin, 130 ppb, Aldrin, Lindane, 86 ppb, BHC, 66 ppb. Đây là định mức tối đa để xử lý các chất phế thải rắn độc hại thuộc nhóm lọai F039 của US EPA. Nếu chất phế thải hay đất được phân tích và cho kết quả dưới các định mức trên thì được di chuyển vào các bãi rác an tòan không cần qua khâu xử lý (Code of Federal Regulations – CFR EPA 40 Parts 260).

 

Về máu người. Kết quả phân tích và suy diễn hàm lượng dioxin trong máu của cư dân sống tại A So đã được trình bày trên đây cho thấy có hiện tượng không bình thường. Để có khaí niệm về hàm lượng dioxin trong máu người dân sống ở các nước Tây phương, các số liệu sau cho thấy lượng dioxin trung bình trong máu người dân sống chung quanh các cơ sở hay nhà máy sản xuất có nguy cơ phóng thích ra dioxin trong quy trình sản xuất:

 

·                       Hoa kỳ (Dân chúng sống chung quanh nhà máy giấy):  8,6 ppt dioxin;

·                       Canada (Nhà máy chế biến tôm cá biển):  5,7 ppt;

·                       Hoa kỳ, Âu châu (Các nhà hóa học phân tích): 8,6 ppt;

·                       Nga sô (Nhân viên văn phòng ở nhà máy hóa chất nông nghiệp): 23,5 ppt;

·                       Đức (nhà máy sản xuất 2,4,5-T): 331,8 ppt  và 125,6 ppt ở hai thành phố sản xuất khác nhau;

·                       Nga sô (Nhà máy sản xuất 2,4,5-T) 168 ppt (đàn ông), 202 ppt (đàn bà).

 

Cũng xin nói thêm là 2,4,5-T (tên thương mại là Silvex) đã bị cấm xử dụng và sản xuất từ năm 1985 tại Hoa kỳ.

 

Đối với tai nạn PCBs ở Bỉ năm 1999, Mattias Uberg đã đo đạc được nồng độ dioxin trong mô mở của gà từ 500 – 1000 pg/g (lượng dioxin bình thường trong mở của gà là 0,6 pg/g) (pg/g = ppt).

 

Về tai nạn tại Seveso ở Ý, Micheal Petty tại Dioxin Conference (7/1/1999) công bố rằng thú vật sống chung quanh nhà máy bị chết sau vài ngày đến vài tuần và không có người chết nào cả ngoại trừ ông Giám đốc nhà máy bị Vệ binh Đỏ (Red Brigades) giết! Và thống kê từ năm 1976 đến 1996 cho thấy tỷ lệ về tình trạng hư thai, thai nhi thiếu cân lượng, hay khuyết tật bẩm sinh (congenital malformations) không thay đổi nơi vùng xảy ra tai nạn ước tính khoảng 30 Kg dioxin thất thoát ra ngoài...

 

Tiến sĩ Bruce Ames, nhà độc tố học nổi tiếng trên thế giới nhận định và so sánh rằng, lượng dioxin mà con người hấp thụ trong thực phẩm hàng ngày khoảng 1pg/Kg/ngày sẽ làm tăng sác xuất ung thư thấp hơn việc uống một lon bia/ngày trong 125 năm, và khả năng sinh con dị hình dị dạng thấp hơn việc uống bia trong 3000 năm!

 

Trong lúc đó, Greenpeace International công bố ngày 21/4/1997 rằng, ba phần tư lãnh thổ Nga Sô bị ô nhiễm dioxin. Lý do chính yếu là do việc sản xuất PVC (polyvinylchloride) trong thời gian từ thời Staline đến ngày nay. Với 1 kg PVC được thiêu hủy sẽ sinh ra môt lượng dioxin đủ để giết sạch 50.000 chuột! Tại thành phố Dzerzhinsk, cách Moscova 320 Km, lượng dioxin cao gấp 50 lần định mức bình thường. Tình trạng tương tự như ở St Petersburg, Povolvic và một phần Urals.

 

Ở những nơi có hàm lượng dioxin cao trong máu như một vài vùng ở Đức, Nga sô, mãi cho đến nay, vẫn chưa thấy có báo cáo chính thức nào về các hiện tượng dị hình dị dạng cũng như các chứng ung thư xảy ra cho cư dân sống chunh quanh vùng bị ô nhiễm.

 

Về sữa mẹ. Báo cáo cung cấp lượng dioxin tìm thấy trong sữa mẹ ở vùng A So trong năm 1999 thay đổi từ 1,9 đến 19 ppt cho 16 mẩu thử nghiệm (trung bình là 14.6 ppt). Trong lúc đó, ở các quốc gia Tây phương lượng dioxin trung bình trong sữa mẹ được ghi nhận như sau: Đức (526 mẩu thử nghiệm)ï 3,2 ppt (số liệu của Cty Hatfield); Kazakhstan (vùng nông thôn ở Nga sô, 8 mẩu) 46,5 ppt (số liệu của Hatfield) ; Los Angeles (21 mẩu) 3,1 ppt; Birmingham (Anh quốc, 1 mẩu) 6,5 ppt; Thuỵ điển (10 mẩu) 3,3 ppt; Hòa lan (nông thôn, 1 mẩu) 5,2 ppt; và Bỉ (vùng kỹ nghệ, 1 mẩu) 10,2 ppt. Theo báo cáo nghiên cứu của Kim Hooper et al. (Environmental Health Perspectives Volume 107, Number 6, June/1999) thì mức độ ô nhiễm ở vùng nông nghiệp phía Nam tỉnh Kazakhstan (Nga Sô) rất cao. Lượng dioxin trong sữa mẹ đã lên đến 208pg/g (hay ppt) (phần ức) qua 64 mẩu thử nghiệm, vùng nầy là một vùng trồng bông vải và đã xử dụng thuốc diệt cỏ dại có chứa TCDD. Người viết đã trực tiếp hỏi Tiến sĩ  Hooper về tình trạng sức khỏe ở vùng nầy nhưng được cho biết là không có báo cáo về vấn đề nầy.

 

Sau tai nạn PCBs tại Bỉ, lượng dioxin trong sữa mẹ tăng gấp 10 lần so với sữa bò. Tuy nhiên, các nhóm trẻ em từ  3 tháng , 7 tháng, và 18 tháng được Ferdinand O. Engelbeen so sánh và theo dõi bằng cách cho uống sữa mẹ và sữa bò trong một thời gian. Nhưng cuối cùng, tình trạng sức khỏe giữa các nhóm kễ trên không có gì thay đổi.

 

Karl Heinz Wilm (OurFood (c) 1998 – 2000) đã làm thống kê và dựa theo báo cáo của WHO thì lượng dioxin trung bình trong sữa mẹ của người Đức  29,6 ppt  vào năm 1985. Từ sau năm nầy, chính phủ Đức phát động chương trình khuyến cáo các bà mẹ bớt ăn thịt gia súc có nhiều mỡ vì dioxin đã tích tụ nhiều nhất nơi đây. Và kết quả là cho đến năm 1994, lượng dioxin trung bình trong sữa mẹ đã giãm xuống còn 15,9 ppt. Nếu so với lượng dioxin đo đạc được của Cty Hatfield thì các bà mẹ Đức cưu mang trong người lượng dioxin nhiều hơn so với các bà mẹ A So!!! Và thế hệ trẻ của Đức quốc vẫn còn khỏe mạnh và chưa có báo hiệu bị nhiễm độc dioxin và phải chịu nhiều hậu quả như ở A So.

 

Tóm lại, các số liệu và dữ kiện  trên đây là những bằng cớ xác định sự hiện diện của dioxin trong máu và sữa mẹ của cư dân sống ở vùng A So, nơi bị phung xịt rất nhiều chất da cam, và những nơi trên thế giới đã xảy ra tai nạn hay nhiễm độc dioxins. Kết quả so sánh cho thấy nồng độ trong máu giữa các nơi kễ trên cũng không sai biệt bao nhiêu, và tại những nơi nầy cũng chưa thấy có chỉ dấu bất thường nào cả.

 

Bình luận về báo cáo 4/2000

 

Ngay trong phần mở đầu của phần kết luận trong báo cáo 4/2000, Cty Hatfield đã “khẳng định” như sau :” Cho đến ngày nay, với mức độ của dioxin hiện diện trong môi trường và trong máu cư dân sống quanh thung lũng A Lưới và nếu trường hợp trên xảy ra ở những nơi như Hoa kỳ, Canada, hay Âu châu, thì một kế hoạch bảo vệ sức khoẻ người dân sẽ được khai triển tức khắc để hạn chế hay giải quyết vấn đề”. Theo sự  ghi nhận của người viết, tại Hoa kỳ, vấn đề giải quyết và xử lý ô nhiễm dioxin chỉ xảy ra trong một trường hợp duy nhất ở thị trấn Times Beach (Missouri), và quyết định của chính quyền sở tại là phải di chuyển 1.400 cư dân trong thành phố nầy và tiêu hủy một số lượng lớn xà bần đã bị ô nhiễm. Cũng tại Hoa kỳ, có rất nhiều nhà máy sản xuất giấy tập trung ở tiểu bang Wisconsin, là nơi sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy lớn nhất thế giới; các cơ sở nầy thải hồi vô số chất phế thải rắn và lỏng trong quy trình sản xuất có chứa dioxin....nhưng cho đếùn nay vẫn chưa có báo cáo về ảnh hưởng của hóa chất trên lên cư dân hay công nhân làm việc trong vùng.

 

Trong phần kết luận về đất, Cty Hatfield lại “khẳng định” thêm: “Phần lớn đất ô nhiễm đã liên đới một cách rõ ràng (clearly) với 2,3,7,8-T4CDD chất da cam chứ không phải phát xuất từ các nguồn kỹ nghệ nào khác của dioxin”. Nói như thế, tức là “khẳng định” một cách vô căn cứ, hòan tòan không dựa theo một căn bản khoa học nào cả. Trong lúc đó các thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu rầy đan cử ở phần trên đã được xử dụng hàng loạt trong canh tác kễ từ sau chiến tranh mà nồng độ tìm thấy cao hơn nhiều so với nồng độ dioxin hiện diện, và các thuốc nầy cũng là những hóa chất nầy được xem như là  hợp chất tương đương dioxin . Hậu quả và mức tác hại của những chất trên đã được chứng minh và xác định một cách “rõ ràng” ảnh hưởng lên sức khỏe con người như: ung thư, dị hình dị dạng nơi trẻ sơ sinh...giống như đã được gán cho dioxin.

 

Thêm nữa, hàm lượng dioxin được tìm thấy ở thung lũng A Lưới như Hatfield đã công bố vẫn còn thấp so với nhiều nơi trên thế giới, và tại những nơi nầy vẫn chưa hề có những báo cáo để đánh động dư luận và lương tâm thế giới như ở A Lưới. Theo ước tính của Arthur Westing (Nature, London, 298, 114, 8-7-1982) trong báo cáo nơi Đại hội Quốc tế về Thuốc Khai Quang và Diệt cỏ  tại Sàigon tháng 1/1983, trong số 57 triệu Kg chất da cam xịt xuống miền Nam Việt Nam trên một diện tích độ 38.000 Km2, tổng cộng có khoảng độ 170 Kg Dioxin . Và cũng theo báo cáo trên, sự bán hủy (half life) của dioxin là mười năm, thử hỏi, sau hơn 30 năm, những vết tích của dioxin có còn bao nhiêu nữa không?

 

Trong số 128 thành viên tham dự Đại hôị đó có sự hiện diện của một số khoa học gia trước 1975 như Phạm Hoàng Hộ, Phạm Biểu Tâm (đã qua đời), Bùi Thị Lạng, Lê Văn Thới (đã qua đời) và Phùng Trung Ngân, người viết xin trang trọng và thỉnh cầu quý vị gopù ý vào vấn đề hết sức tế nhị nầy. Bác sĩ-Tiếùn sĩ Lê Cao Đài là một thành viên tích cực trong việc “đi tìm dioxin” từ hơn hai thập niên qua, nhưng không hiểu tại sao không có tên trong danh sách các tham dự viên trong kỳ Đại hội Quốc tế nầy? Ông đã tham dự Đại hội Dioxin 2000 tại Monterey (Hoa kỳ), nhưng cũng không hiểu tại sao ông không “tố cáo trước dư luận...” về nạn nhiễm độc dioxin....mà phải đợi đến khoảng sáu tháng trở lại đây mới công bố hàng loạt kết quả nghiên cứu về dioxin mà các mẩu đất và máu đã được lấy từ những năm đầu 90 ?

 

Thêm nữa, TS Nguyễn Khắc Viện có tố cáo trong Đại hội Dioxin tại Saigon năm 1983 rằng, sau 1971, việc phung xịt thuốc màu da cam đã do Quân lực VNCH đãm nhiệm cho đến khi chấm dứt chiến tranh. Điều nầy có đúng như lời tố cáo không? Xin quý vị có thẩm quyền trong quân đội thời bấy giờ lên tiếng.

 

Về máu, Cty Hatfield lại “khẳng định”: “Các thử nghiệm năm 1999 xác nhận mức độ cao của dioxin-chất da cam (AO dioxin) trong máu cư dân A So so với kết quả năm 1997.” Kết luận nầy lại mâu thuẩn với những số liệu đo đạc và “lời bình” (comments) của tác giả. Đối với đàn ông, nồng độ trong máu tăng từ 31 ppt (1997) lên 41 ppt (1999), và đàn bà giảm từ 25 ppt (1997) xuống còn 16 ppt (1999). Các số liệu trên  đã nói lên tính cách suy luận có “định kiến sẳn” của báo cáo rồi. Và với kết quả trên, làm sao giải thích được dioxin đã xâm nhập vào dây chuyền thực phẩm  qua gia súc và tôm cá... Hơn nữa, ở một phần khác báo cáo giải thích rằng, đàn ông ở A Lưới vì thường xuyên đi làm việc ở xa thung lũng, rất ít xử dụng lương thực có được ở A Lưới...cho nên ít bị ảnh hưởng của dioxin qua thức ăn hơn. Nếu nhận định như thế thì làm sao giải thích được lượng dioxin trong máu cao nơi đàn ông?  Và nếu kết quả đo đạc là một xác tín, có phải chăng các nam nhân nầy đã bị nhiễm do các hoá chất diệt cỏ dại, thuốc diệt trùng trong khi lao động ngoài đồng?

Ở phần kết luận về thuốc diệt cỏ dại, báo cáo ghi nhận:” Việc xử dụng các thuốc diệt cỏ dại thực hiện ở mức độ thấp ở thung lũng, do đó hàm lượng các chất trên còn ở mức độ thấp trong lòng đất và sữa mẹ”. Và trong một bảng ghi kết quả, tổng lượng DDT, DDE, và DDD trong sữa mẹ được ghi nhận là 10.611 ppt trong năm 1999 !?

 

Tại sao Cty Hatfield và Ủy ban 10-80 lại chọn thung lũng A Lưới, một nơi hoang dã và rất khó khăn đi lại làm điểm thí nghiệm? Có thể có nhiều lý do trong đó:

 

·                       A Lưới đã nổi danh dưới tên Hamburger Hill là nơi quân đội Hoa kỳ với căn cứ không quân A So và có kho chứa chất màu da cam, sẽ dễ làm xúc động quần chúng;

·                       Hoặc dựa theo báo cáo của Hội Cựu quân nhân Hoa kỳ trong việc đòi bồi thường về những hậu quả mà họ và con cháu mắc phải;

·                       Hoặc đây là một điểm nóng có thể đạt được dương tính ngay trong khi phân tích mẩu;

·                       Hoặc vì vùng nầy khó đi và do đó sẽ rất khó kiểm chứng lại khi có vấn đề tranh cải.

 

Tại sao phải đợi mãi đến tháng 11/1996 mới bắt đầu lấy mẩu trong khi Ủy ban 10-80 đã được thành lập từ tháng 10/1980?

 

·                       Có lẽ theo ước tính của Ủy ban, thời điểm thuận lợi cho việc “la làng” không thích hợp với thời gian trước đây, và năm 1996 là thời gian thuận lợi nhất ngay sau khi có được bang giao chính thức với Hoa kỳ;

·                       Hoặc vì chưa kết hợp với một đối tác đồng thuận như Cty Hatfield trước đo,ù cũng như chưa nhận được nguồn tài trợ trong thời gian đầu.

 

Cuối cùng, sự mâu thuẩn trong số liệu về các mẩu thử nghiệm làm cho báo cáo Hatfield có thêm nhiều nghi vấn! Trong phần đầu của báo cáo có ghi tổng số mẩu đã được phân tích là 50 mẩu vì chi phí phân tích quá cao. Nhưng trong Figure 2.12 thì tổng số mẩu tính riêng cho việc phân tích máu mà thôi (không kễ việc phân tích đất, cây cối và súc vật) đã lên đến 790 mẩu! Điều nầy cho thấy tính tiền hậu bất nhất và thiếu tính trong sáng trong nghiên cứu khoa học. 

 

 

Thay lời kết

 

 

Như đã trình bày ở phần trên, chiến dịch hâm nóng lại vấn đề chất da cam dioxin đã nở rộ từ hơn sáu tháng trở lại đây trên truyền thông, qua báo chí khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Hầu hết các các dữ kiện trong bài viết nầy đều căn cứ theo văn bản của báo cáo 4/2000 của Cty Hatfield va Ủy ban 10-80.

 

Thử hỏi, trong tất cả các ký giả, biên tập viên, chuyên viên...có bao nhiêu người đã nghiên cứu tòan bộ số liệu ghi trong báo cáo, hay chỉ dựa theo những đúc kết ngắn gọn và không có số liệu chứng minh của Cty Hatfield tương tự như báo cáo đã đăng trên tạp chí Ottawa Citizen tháng 4,2000 ở Canada (Xin xem ĐI TỚI số 46 tháng 6,2001).

 

Những lời bình luận ở phần trên dựa trên căn bản của các số liệu công bố trong báo cáo, và được xem như là những “dữ kiện thật và đúng”, mặc dù dựa theo kinh nghiệm chuyên môn, vấn đề đo đạc dioxin vẫn còn là một vấn đề cần phải thẩm định lại nhiều nơn nữa về cách lấy mẩu, xử lý mẩu (tách ly – extraction), và các định chuẩn cần thiết cho việc phân tích chính xác tới một phần ức (ppt ).

 

Dư luận chỉ được biết qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác...và báo chí cũng như truyền thông thường chạy theo khuynh hướng công bố những gì có lợi cho chế độ hiện hành hay tuân thủ theo những lý do chính trị hay kinh tế chỉ định sẳn. Do đó, các thông tin kễ trên thường mất đi tính khách quan của tinh thần khoa học, nhất là tại các quốc gia đang mở mang. Hơn nữa, Cty Hatfield và Ủy ban 10-80 lại vô tình hay cố ý tạo ra những báo cáo không trung thực, và đôi khi mâu thuẩn với những khám phá đo đạc của chính công ty. Cty Hatfield đã thẩm định và suy diễn một cách có dụng ý từ những “con số phân tích” để đưa ra những kết luận có thể làm sai lệch sự thật.

 

Làm như thế, Hatfield đã đánh lạc hướng dư luận quần chúng trên thế giới, nhất là quần chúng Việt Nam có thể hiểu một cách sai lạc về vấn đề chất da cam – dioxin do quân đội Hoa kỳ phung xịt xuống Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong giai đoạn chiến tranh vừa qua.

 

Làm như thế, Cty Hatfield có dụng tâm gì khác hơn là hy vọng có được một hợp đồng béo bở cho việc xử lý vùng ô nhiễm?

 

Làm như thế, Việt Nam hy vọng được gì ngòai việc đánh động lương tâm thế giới, mong tìm được số tiền bồi thường khổng lồ từ phía chính phủ Hoa kyø, mong được thêm tài trợ từ các cơ quan từ thiện trên thế giới, hay thầm kín hơn nữa, mong giải thích cho đồng bào cùng khổ ở Việt Nam biết được rằng vì hậu quả chiến tranh triền miên mà không thể phát triển đất nước như mong muốn để cho dân giàu nước mạnh được?!

 

Nên nhớ, hiện tại chính phủ Hoa kỳ chấp nhận tài trợ chi phí y tế cho cựu quân nhân Hoa kỳ và con cháu, không phải vì công nhận hậu quả của dioxins, nhưng là một hành động thuần túy nhân đạo và chính trị để trấn an dư luận của Hội Cựu Chiến binh  Hoa kỳ.

 

 

Vấn đề dioxin hiện diện trong chất màu da cam là một thực tế không cần phải bàn cải thêm nữa. Nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào xác định được một cách chính xác và có căn bản về mức độ  nhiễm độc của dioxin lên con người. Hậu quả của dioxin phải được chứng minh bằng khoa học và thử nghiệm đứng đắn. Những nơi có đông dân cư và là những điểm nóng trong thờùi gian quân đội Hoa kỳ hiện diện ở Việt Nam như Biên Hòa, Tân Sơn Nhứt, Đà Nẳng...cần phải được thâm cứu hơn nữa để xác định hàm lượng của dioxin nếu có thể có, ngõ hầu tìm phương án chửa trị cho những nạn nhân vô tình bị vướng phải.

 

Làm như thế, may ra mới có được sự tiếp tay của thế giới vì nhân đạo.

 

Làm sao  chất da cam dioxin có thể lên tận Phú Thọ, Thái Nguyên ?

 

Ghi chú: Trong buổi nói chuyện tại Houston ngày 12/8/2001 về “Hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam”, người viết có hân hạnh được tiếp xúc với cựu Đại tá Phạm Bá Hoa cựu Tham mưu trưởng Tổng cục tíêp vận và được Đại tá cho biết Đại tá là thành viên trong Ủy ban 202. Ủy ban nầy đặc trách liên lạc và phối hợp hành quân trong chiến dịch phung xịt chất da cam ở Việt Nam. Ngay sau khi Hoa kỳ chính thức chấm dứt chiến dịch phung xịt năm 1971, người Mỹ rút toàn bộ phi cơ và tất cả dụng cụ về Hoa ky. Lời xác nhận nầy cũng được cựu Thiếu tá Trần Hội, sỉ quan trang bị phi cơ, cũng hiện diện trong buổi mạn đàm đó. Thiếu tá cũng cho biết thêm là trong thời gian còn tại chức, kho chứa các thùng da cam đã bị cô lập và cũng không thấy có dấu tích rỉ chảy ra ngoài.

Khi về lại, người viết đã liên lạc với cựu Đại tá Huỳnh Công Chức, Chỉ huy trưởng tíếp vận tại Biên Hòa, hiện ngụ tại Fresno và cũng được Đại tá xác nhận là không có việc quân đội VNCH hành quân phung xịt tiếp theo chiến dịc Ranch Hand như lời của TS Nguyễn Khắc Viện tố cáo trong Đại hội thế giới về Dioxin năm 1983.

 

 

Mai Thanh Truyết

West Covina, 10/8/2001