RFA - Tạp chí Khoa học & Môi trường (7/13/04)

Gợi Ư Về Kiễm Soát Phát Triển Kinh Tế ở Việt Nam - Approaches on Economical Development Control in Việt Nam

 

Nh́n lại bối cảnh Việt Nam trước thềm thiên kỷ thứ ba, chúng ta thấy rằng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giải quyết một số vấn đề kinh tế của đất nước. Nạn lạm phát được kiễm soát tương đối chặt chẻ và việc chuyển hướng mở cửa giao dịch với thế giới bên ngoài làm cho Việt Nam không c̣n bị cô lập. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn c̣n lúng túng trong những toan tính giải quyết nạn nghèo đói của dân, sức tŕ trệ của nền kinh tế quốc gia cùng một lúc với những nhu cầu xây dưng hạ tầng cơ sở, an sinh xă hội, giáo dục và bảo vệ tài nguyên và môi sinh của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam hiện đang đứng trước hai nhu cầu đối nghịch nhưng cùng cấp bách: Nhu cầu phát triển công nghệ sản xuất để sinh tồn và nhu cầu giải quyết các phế phẩm để giữ sạch và làm sạch môi trường do chính phát triển và do dân số gia tăng gây ra.

 

Hỏi 1: TS nhận định tổng quát như thế nào về t́nh trạng phát triển ở Việt Nam?

Đáp 1: Trước hết, vấn đề là làm thế nào để có một cân bằng hài ḥa cho hai nhu cầu phát triển và bảo vệ nêu trên.

Nếu đặt trọng tâm vào nhu cầu phát triển và coi nhẹ nhu cầu giải quyết môi trường sẽ là một đại nạn cho Việt Nam trong một tương lai rất gần. Và nếu làm như thế, thế hệ hôm nay không những làm cạn kiệt tài nguyên của đất nước mà c̣n hủy hoại môi trường sống của thế hệ tương lai. Nếu trái lại, đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ môi sinh và làm chậm mức phát triển th́ sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân và đất nước sẽ ch́m đắm trong nghèo đói lạc hậu.

Do đó, những nhà dự phóng phát triển tương lai cho Việt Nam cần phải là những người thật sáng suốt, thực tâm yêu nước và có tầm nh́n nhân bản đứng trên mọi chủ thuyết, được quyền nói thẳng và nói thật, không bị định chế chính quyền bó buộc những lư giải khoa học và chuyên môn.

 

Hỏi 2: Xin TS đi vào chi tiết t́nh h́nh các công nghệ của Việt Nam đă bước vào giai đoạn phát triển như thế nào so với thế giới?

Đáp 2: Việt Nam là một nước đặt trọng tâm vào nông nghiệp và các công nghệ biến chế nông phẩm và lương thực. Kỹ nghệ dầu hỏa c̣n mang một số nhược điểm sau:: i/ khai thác dầu thô trên thềm lục địa để xuất cảng, ii/ kỹ nghệ biến chế dầu c̣n đang ở trong giai đoạn thô sơ và iii/ công cuộc tinh chế dầu và công nghệ hóa chất chuyển hóa từ dầu vẫn c̣n nằm trong giai đoạn dự thảo. Các công nghệ hóa chất căn bản như acid sulfuric, chlorhydric, xút, acetylene, và một số hóa chất căn bản khác trong kỹ nghệ vẫn c̣n trong t́nh trạng sản xuất cá thể chưa tập trung vào các quy mô lớn... Công nghệ chế biến cao su cũng c̣n ở mức ban đầu và chưa có những công nghệ cao cấp để cho ra những thành phẩm sau cùng (final product) cho nhu cầu xă hội. Công nghệ dược phẩm vẫn c̣n ở mức nhập cảng nguyên liệu với khối lượng lớn để rồi pha trộn thành dược liệu và cung cấp cho thị trường. Công nghệ phân bón vẫn c̣n lệ thuộc vào việc nhập cảng từ bên ngoài.

 

Hỏi 3: Nói về sự phân bổ các công nghệ trên, chúng có được răi đều theo chiếu dài địa dư của Việt Nam hay không?

Đáp 3: Sự phân bố các công nghệ kể trên không đồng bộ và không chia đều trên b́nh diện quốc gia. Chỉ nội bốn tỉnh thành Sàig̣n, Đồng Nai, B́nh Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu đă tập trung phần lớn công nghệ của cả nước. Trong vùng nầy có trên 30.000 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể và 32 khu chế xuất, chiếm phân nửa tổng sản lượng quốc gia. Do việc tập trung công nghệ mà chưa có một chính sách quy mô mức độ ô nhiễm môi trường ở các vùng nầy đă vượt khỏi mức báo động từ lâu. Với trên 500 tấn rác mà dân chúng đổ thẳng xuống kinh rạch, cộng với nước thải từ khu chế công nghiệp Biên Ḥa đổ ra ở phường An B́nh, chỉ cách nhà máy nước chưa đầy 3 km làm nguồn nước sinh hoạt của dân chúng rơi vào t́nh trạng ô nhiễm trầm trọng thường trực. Phế thải từ các khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé là những điểm nóng cần phải giải quyết v́ đây là đầu nguồn nước cho toàn thành phố HCM.

 

Hỏi 4: Như vậy, theo TS th́ việc tập trung công nghệ như thành lập các khu chế xuất không phải là một giải pháp đúng đắn hay sao?

Đáp 4: Không hẳn như vậy thưa anh, việc tập trung công nghệ cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cần tránh cảnh trăm hoa đua nở trong việc cấp giấy phép thành lập các cơ sở sản xuất thiếu cân nhắc kỹ càng. Thí du : Nhà máy chế biến thực phẩm lại nằm cạnh nhà máy hóa chất như trường hợp ở khu chế xuất Sông Bé... Việc thiết lập một nhà máy mới cần phải có nghiên cứu rành mạch về các ảnh hưởng tác hại môi trường, sinh hoạt xă hội của dân chúng và ngay cả các kỹ nghệ thương mại đă có sẵn trong vùng cũng cần phải có các biện pháp đối phó đề pḥng khi rủi ro sơ xuất.

 

Hỏi 5: Theo như TS đă tŕnh bày trên đây th́ Việt Nam cần phải làm ǵ trong giai đoạn phát triển hiện tại để hy vọng có một phương hướng đúng đắn về lâu dài.

Đáp 5: Để đáp ứng nhu cầu phát triển, thiết nghĩ Việt Nam cần phải có thiết bị du nhập từ ngoại quốc để thực thi các công nghệ sản xuất. Đây là vấn đề cốt lơi trong giai đoạn tiền phát triển nầy. Mọi quyết định sai lầm đều có thể đưa đến thiệt hại không thể lường được. Cần phải tính toán quyết định trong tinh thần yêu nước lên trên hết, không để các phúc lợi riêng tư do cá nhân, bè phái, ảnh hưởng lên những quyết định có tầm vóc quốc gia. Muốn được như thế, sự du nhập thiết bị cho công nghệ phát triển cần phải hội đủ những yếu tố sau đây: Cần tránh nhập cảng: Những công nghệ đă bị phế thải (công nghệ không c̣n ứng dụng và không c̣n hiệu năng kinh tế nữa) trên thế giới (obsolete technology); Công nghệ có chu tŕnh xử dụng ngắn hạn (short life cycle); Công nghệ không phù hợp so với công nghệ sẵn có trong nước ( incompatible); Và nhất là những công nghệ tác hại đến môi trường (environmental unfriendly).

 

Hỏi 6: Làm sao có thể đạt đến những yêu cầu trên, TS có thể nêu ra vài điều kiện tiên khởi trong giai đoạn phát triển nầy.

Đáp 6: Để đạt được những yêu cầu trên, những nhà dự phóng lư tưởng tương lai của Việt Nam cần phải nắm những yếu tố như sau:

Một sự hiểu biết kỹ thuật và t́nh h́nh công nghệ trên thế giới để khỏi bị lừa do những tài phiệt ngoại quốc thiếu lương tâm; Thận trọng trong việc thu nhận các tài khoản viện trợ của quốc tế v́ phần lớn họ chỉ muốn viện trợ những thiết bị độc quyền (để gây áp lực và bắt chẹt chính quyền) hay thiết bị sắp phế thải (để tống khứ thiết bị ra khỏi nước); TÂM và Ư trong sạch trong việc phục vụ đất nước để khỏi bị ảnh hưởng kim tiền làm sai lệch quyết định; Và sau hết cần phải suy nghĩ thật sâu trong việc cân bằng bài toán phát triển và môi trừơng.

Nếu nặng lo về phát triển để giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt và nhẹ về xử lư ô nhiễm môi trường th́ sẽ đưa đất nước đến hố suy vong. Nếu nặng lo về bảo vệ môi sinh và nhẹ về phát triển là không tưởng v́ không giải quyết được vấn đề mưu sinh tối thiểu cho người dân và kéo dài thêm t́nh trạng lạc hậu. Do đó, việc cân bằng bài toán phát triển và môi trường phải là một tập hợp của nhiều trí tuệ sáng suốt và dựa trên Tâm Từ Bi mà hành xử. Không có những điều kiện trên th́ sẽ khó có thể có được một giải đáp hài ḥa cho bài toán cân bằng nầy được.

 

Hỏi 7: TS có thể đưa ra một thí dụ thật điển h́nh về sự phát triển kinh tế không thích hợp với điều kiện Việt Nam cũng như không bảo đăm được việc bảo vệ môi trường.

Đáp 7: Vâng, chúng tôi đan cử ra đây một thí dụ về một lối giải quyết phát triển kinh tế có tính cách nhất thời và hủy diệt môi trường một cách tệ hại. Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang bị nhiễm mặn trầm trọng, nước mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền v́ nhiều nguyên do khác nhau. Nhưng một trong những lư do chính yếu là do việc thiết lập thiếu thận trọng (!) các đập thủy điện trên thượng nguồn làm cho mực nước sông xuống thấp và không đủ lưu lượng để đuổi mặn trong mùa khô cũng như ảnh hưởng của việc phá rừng bừa băi trên thượng nguồn. Nhưng đứng trước nhu cầu xuất khẩu tôm v́ cần ngoại tệ, chính quyền địa phương và trung ương khuyến khích việc chăn nuôi thủy sản nầy, do đó dân chúng đổ xô vào khả năng kinh tế có lợi nhuận to lớn mà tự do khai mương mở rạch để dẫn nước mặn sâu vào nội địa và khai khẩn thêm việc nuôi tôm. Việc làm nầy trước mắt tuy có đem lại phúc lợi cho người dân và nhà nước, nhưng trong dài hạn sẽ là một đại nạn cho toàn vùng... Nước biển sẽ mang nguồn sulfide từ biển vào sâu trong đất liền, và sẽ làm tăng lượng acid sulfate trong đất. Và chất sau nầy là một trong những nguyên nhân phóng thích kim loại độc như arsenic, một nguyên tố cực độc, vào nguồn nước sinh hoạt của dân chúng trong vùng.

 

Hỏi 8: Từ thí dụ trên TS có ư kiến ǵ thêm để kết luận cho đề tài ngày hôm nay.

Đáp 8: Từ ngàn xưa cha ông chúng ta đă gia công đấp bồi và bảo vệ vùng biển Đông, một hệ sinh thái trong lành trong đó hàm chứa nguồn sinh động thực vật đa dạng. Hơn nữa, trong ḷng thềm lục địa trử lượng dầu hỏa c̣n đang được thăm ḍ và khai thác... Triển vọng mang lại sự phồn vinh cho đất nước từ nguồn tài nguyên nầy sẽ vô cùng to lớn nếu được cân nhắc tính toán kỹ lưỡng. C̣n ngược lại, tương lai tụt hậu và lệ thuộc vào ảnh hưởng của ngoại bang sẽ là điều không thể tránh khỏi! Thí dụ trên là những chứng minh hùng hồn rằng, hơn lúc nào hết và trong giai đoạn phát triển sơ khai nầy, việc kiểm soát và cân bằng bài toán phát triển và môi trường là ưu tiên hàng đầu cho chính quyền hiện tại. Thế hệ tương lai Việt Nam sẽ đánh giá thế hệ chúng ta qua những hành động nầy. Và trách nhiệm và thành quả đang nằm trong tay quí vị có thẩm quyền ngày hôm nay.

Với một diện tích đất đai nhỏ hẹp so với hơn 81 triệu dân cư, nạn nhân măn, nạn thiếu dinh dưỡng, nạn tụt hậu... luôn luôn chờ đợi chúng ta từng giờ từng phút và thời gian không c̣n là nhân tố thuận lợi cho Việt Nam như trong thời chiến tranh nữa.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD