Vũ Khí Giết Người Hàng Loạt Của IRAQ & Ảnh Hưởng Lên Môi Trường
Kễ từ khi chấm dứt chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 qua chiến dịch Bão Sa mạc do Liên hiệp quốc và Hoa kỳ lãnh đạo, Iraq phải chịu sự kiễm soát chặt chẽ của LHQ trong việc nghiên cứu và sản xuất các loại vũ khí hóa học, vi trùng có tên chung là “vũ khí giết người hàng loạt” (weapons of mass destruction). Cuộc chiến nầy không là một cuộc chiến trọn vẹn, chỉ nhằm chấm đứt sự xâm lăng của Iraq vào Kuwait và Saddam Hussein vẫn tồn tại và ngày càng vững chắc hơn trong việc bảo bệ quyền lực của ông ta.
Vì vậy chiến tranh vùng Vịnh II sắp sữa được tái diễn qua nguy cơ sản xuất vũ khí giết người hàng loạt của Iraq.
Để có một tầm nhìn tổng quát về kho vũ khí trên của, chúng tôi lần lượt: 1- đúc kết mọi khả năng hiện có của Iraq, và 2- dự báo hậu quả và ảnh hưởnglên môi trường trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
Vũ khí giết người hàng loạt
Sau khi chấm dứt chiến tranh 1991, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã áp buộc Iraq phải chịu sự kiễm soát của LHQ, trong đó Điều khoảng 687 có ghi nhận là Iraq phải tự hủy tất cả các vũ khí hủy diệt hàng loạt hiện có (1991) như các hoả tiển tầm xa, vũ khí hóa học, vi trùng và chấm dứt mọi phát triển, nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí trên trong tương lai.
Mặc dù phải chịu sự kiểm soát gắt gao của LHQ cộng thêm các ràng buộc khắc khe như sự chịu đựng áp lực của không quân Anh Mỹ, Iraq sau cùng vẫn tồn tại và sản xuất nhiều hơn nữa với một kho vũ khí hóa học, vi trùng, và nghiên cứu về các biến thể di truyền….. . Những việc trên đã tạo ra căng thẳng có thể có nguy cơ chiến tranh trong những ngày sắp đến.
Theo ước tính của tình báo Hoa kỳ, Iraq hiện lưu trử từ 100 đến 500 tấn vũ khí giết người hàng loạt. Các kho vũ khí sẽ được đan kễ lần lượt như sau:
Botulinum toxin: Sản xuất tại nhà máy nghiên cứu thuốc trừ sâu rầy Al Hakam từ năm 1988. Iraq đã xán nhận điều nầy vào năm 1995 và hiện đang chứa khoảng 19.000 lít. Đây là một loại germ dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng, không khí hoặc nhiệt độ cao. Chỉ cần 7. 10-8 g xâm nhập vào cơ thể có thể làm chết người trong vòng từ 1 – 3 ngày. Loại germ nầy đã được Iraq cho vào đầu đạn hỏa tiển. Hoa kỳ đã nghiên cứu xong thuốc chủng ngừa nhưng vì ngân sách chưa cho phép để sản xuất hàng loạt được. Hy vọng cuối năm 2003 sẽ có đử lượng thuốc chủng ngừa kễ trên. Từ năm 1990 trở đi, Iraq cố gắng chế tạo bom, hỏa tiễn để chuyển tải botulinum và anthrax. Năm 1991, Iraq đã thành công trong việc chế tạo đầu đạn hỏa tiễn Al Hussein, hỏa tiễn Al Samoud 2 ở Al Taji với tầm xa trẽn 150 Km, bom R-400, phi cơ không người lái và trực thăng phun xịt... Trưởng đòan thanh tra Blix đã gữi tối hậu thư bắt buộc Saddam phải hủy diệt các hỏa tiễn Al Samoud 2 trên cho đến 1/3/tới nầy, nhưng ông ta vẫn còn dằn co chưa chịu!
Anthrax: Hiện tại Iraq có khỏang 8.500 lít bào tử (spore) Anthrax dưới dạng lỏng. Năm 1999, Iraq xacn nhận đã nhập cảng 1.430 cân Anh nguyên liệu (mầm sản xuất ra Anthrax). Tuy nhiên Iraq gặp khó khăn trong quá trình biến Anthrax lỏng thành bào tử. Các chuyên gia Hoa kỳ đang còn nghi ngờ là Iraq có thể đã thành công trong việc sấy khô Anthrax lỏng và bào tử đã được trộn lẫn với đất sét có chứa nhôm hay silica. Máy sấy khô phải được khử điện static, nếu không thì không thể tách các bào tử được.
Với 1g Anthrax bào tử có thể được xem tương đương với 10 triệu liều lượng giết người. Chỉ cầm 8.000 bào tử (tương đương 8.10 –9 g) xâm nhập vào cơ thể, con người có thể bị chết trong vòng một tuần lễ. Chúng ta còn nhớ, Anthrax đã được gữi đi qua đường bưu điện một thời gian ngắn sau vụ 9/11. Hoa kỳ đã có thuốc chủng ngừa Anthrax, do đó để chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới, quân đội Mỹ đã được chủng ngừa trước. Hiện nay tại Hoa kỳ thuốc trụ sinh Cipro
Được dùng đe73 chửa trị bịnh do Anthrax. Nhưng theo nghiên cứu gần đân nhất thì hiệu quả của thuốc nầy đã giãm từ 86% (1994) xuống còn 76% (2000) vì kháng thể của Anthrax ngày càng mạnh hơn.
Ricin: Đây là một loại toxin thực vật được ly trích từ một loại cây thuộc loại cây thầu dầâu (castor). Chỉ cần10–5 g ricin xâm nhập vào cơ thể có thể làm chết người (tương đương với 1ug/Kg cơ thể). Hiện tại chưa có thuốc chủng ngừa cho loại germ nầy. TS Vitette thuộc Đại học Dallas đã nghiên cứu thành công thuốc chủng trên chuột và sẽ áp dụng cho người trong một tương lai rất gần. Gần đây nhất vào tháng 2/2003, tình báo Anh đã khám phá ra sự hiện diện của ricin tại một khu phố ở London và đã bắt giữ 7 người Bắc Phi bị tình nghi mang vũ khí trên.
Sarin: Còn được gọi là Nerve gas VX . Đây là một loại hơi độc ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh sau khi tiếp xúc trực tiếp lên da. Theo ước tính, Iraq hiện có 1,5 tấn sarin ở thể lỏng và chưa thể biến chất độc nầy thành vũ khí được vì phẩm chất còn thấp và chưa tăng được độ đậm đặc của sarin. Vũ khí nầy đã được phát hiện ngay sau cuộc chiến 1991 chấm dứt, nhưng Iraq đã không tự hủy chiếu theo điều khoản 687 của Liên hiệp quốc.
Aflatoxin: Được sản xuất vào khoảng 1988-1990 ở Al Safăh. Chất độc nầy tạo ra ung thư gan sau một thời gian bị nhiễm. Iraq hiện có khỏang 2.000 lít aflatoxin đã được gắn vào đầu đạn hỏa tiễn và bom R-400.
Cholera: Đây là vi trùng bịnh kiết kỵ dễ dàng bị nhiễm độc qua nguồn nước sinh hoạt và thực phẩm.Vi trùng nầy rất dễ tạo ra bịnh dịch hàng loạt cho vùng bị nhiễm độc và tỹ lệ tử vong rất cao vì cơ thể mất nước.
Mycotoxin: Có được do việc cấy các loại meo móc (mold) vào ngũ cốc đặc biệt là lúa mì và luá mạch. Chỉ cần 35 mg trong không khí có thể làm chết người. Mức lưu trử của chất độc nầy chưa được xác định.
Clostridium perfringen: Chất độc nầy đã bị các thanh tra vũ khí khám phá vào ngày 10/11/1986 tại nhà máy Al Muthanna. Iraq hiện tàng trử khoảng vài trăm lít.
Ngòai ra, cũng cần nên kễ thêm các loại vũ khí vi trùng như Camelpox. Chất độc nầy ảnh hưởng lên lạc đà và đã được nghiên cứu để áp dụng cho con người từ năm 1990. Enterovirus 70 được nghiên cứu tại Daura, có thể làm chết người trong nháy mắt. Vi trùng Rotavirus làm mất nước trong cơ thể. Smallpox, vi trùng bệnh đậu mùa cũng đã được Iraq tồn trử khá nhiều. Chính do nguy cơ nầy mà Irael phải lấy quyết định chủng ngừa cho trên 15.000 nhân viên y tế vào ngày 21/8/2001. Tại Orange county, chính quyền cũng đã lấy quyết định chủng ngừa cho các nhân viên y té trong quận hạt.
Kỹ thuật chuyển đổi di truyền: Iraq cũng không quên nghiên cứu để chuyển đổi DNA, nguyên tố chính trong di truyền để từ đó hy vọng sản xuất được một loại siêu nhân với mục đích phục vụ cho cường quyền.
Vũ khí hạch nhân: Ngày 13/2/2003, phái đòan thanh tra vũ khí đã khám phá ra một kho chứa các ống nhôm (aluminum) đặc biệt. Các ống nhôm nầy được dùng trong việc sản xuất chất phóng xạ uranium (laser enrichment of uranium). Từ năm 1998, Iraq đã hứa là hủy bỏ tòan bộ kho chứa nầy. Điều khám phá cho thấy Iraq vẫn còn có dụng tâm tiếp tục xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí hạch nhân. Tình báo Anh cho biết là Iraq đã mua uranium thô từ Phi châu nhưng không nói rõ là quốc gia nào.
Từ những dữ kiện thu thập trên đây, có thể nói một cách chắc chắn rằng, nếu chiến tranh xảy ra, Saddam Hussein sẽ không ngần ngại xử dụng một số vũ khí giết người hàng loạt hiện có trong tay trước khi phải chịu hàng phục. Do đó, môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi nêu viễn ảnh chiến tranh xảy ra.
Anh hưởng lên môi trường
Qua kinh nghiệm của chiến tranh vùnh vịnh năm 1991, sau khi rút lui, Iraq đã đốt hầu hết các giếng dầu cuả Kuwait. Và sau đó, Liên hiệp quốc phải mất hơn 4 tháng mới dập tắt được, và cần thêm nhiền tháng nữa mới giải tỏa bầu khói đen che phủ cả vùng Trung Đông. Môi trường không khí trong vùng lúc đó bị ô nhiễm nặng nề về carbon monoxide (CO), nitrogen oxide (NOx), sulfur dioxide (SO2), và nhiều khí độc hữu cơ khác.
Lần nầy, nếu chiến tranh xảy ra chắc chắn sẽ có cường độ cao hơn và do đó, môi trường có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Theo tin tức tình báo thì hiện tại Iraq đã gài mìn bẩy chung quang các giếng dầu, nhà máy lọc dầu của ho. Và với tâm cảnh hiện tại của Saddam, ông ta sẽ không ngại ngùng hay do dự để tái lập lại hình ảnh ở Kuwait năm 1991. Và tệ hơn nữa, vũ khí sinh học, hóa học và hạch nhân (bom bẩn) có thể được xử dụng triệt để khi ông ta ở bước đường cùng. Quân đội Hoa kỳ đã tiên liệu hỏa tiễn Scud (ước tính có khoảng 6000 vào năm 1991 và còn lại khoảng 500 (1998) của Iraq chứa 50 gallon vũ khí độc hại ở thể lỏng cho mỗi đầu đạn có thể được phóng đến những nơi mà Hoa kỳ vừa chiếm đóng. Đây chính là điều quan ngại về nhân sự lớn nhất của Hoa kỳ và họ đã di chuyển hàng trăm ngàn bao plastic đến Ý để phòng ngừa viễn ảnh đen tối có thể xảy ra.
Thêm nữa, viễn tượng đầu độc nguồn nước để cho chính dân Iraq bị thiệt hại để hầu đánh động lương tâm thế giới cũng không thể loại bõ được trong trường hợp nầy. Thêm nữa, Saddam còn có khả năng tạo ra sự nhiễm độc tập thể qua thực phẩm.
Nói tóm lại, đứng trước dã tâm của một người đói quyền lực như Saddam Hussein, không biện pháp dã man hay tàn nhẫn nào có thể bị loại trừ khi tính mạng của ông ta bị đe doạ. Đó là mối lo ngại của tòan thế giới. Và môi trường không khí, nguồn nước và thực phẩm sẽ phải là mối quan tâm hàng đầu của Liên hiệp quốc trong khi tiến hành cuộc chiến với Iraq. Vì đây không phải là một cuộc đối đầu giữa lý trí hay ý thức hệ mà là cuộc chiến giữa cái Thiện và cái Ac.
Thay lời kết
Trong giờ phút hiện tại, không ai có thể đóan được chiến tranh giữa Hoa kỳ (và Đồng minh) với Iraq có thể diễn ra khi nào. Nhưng một điều gần như chắc chắn là sớm muộn gì thì cuộc chiến vẫn “phải” xảy ra mà thôi.
Như ở các phần trên, chúng tôi đã tóm tắt khả năng của Iraq về các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, từ các mầm bệnh (germ), vi trùng, cho đến việc chuyểûn đổi di truyền để tạo sinh ra một loại siêu nhân với mục đích phục vụ cho những “suy nghĩ” điên rồ. Điều nầy có nhiều phần trăm có thể xảy ra cho dân tộc Iraq nếu chiến tranh được khai mào. Ngày nào còn sự hiện diện của Saddam Hussein, ngày đó hiễm họa vẫn còn đe dọa mạng sống của người dân xứ nầy. Và ảnh hưởng dây chuyền sẽ không ngừng trong phạm vi biện giới địa dư Iraq.
Nhưng dù sao đi nữa, vẫn còn nhiều khoa học gia, trí thức vẫn có một cái nhìn khác để giải thích hiện tượng và hành động của Saddam Hussein và nhóm cầm quyền. Tuy không biện minh cho Saddam, nhưng Rihad Taha, một khoa học gia Iraq, trong một cuộc phỏng vấn do đài BBC thực hiện ngày 21/1/2003 đã nhận định rằng Iraq sỡ dĩ phải sản xuất vũ khí giết người hàng loạt vì mục đích phải “bảo vệ” đất nước của họ. “Chúng tôi không bao giờ muốn làm thiệt hại bất cứ ai trong việc sản xuất vũ khí sinh học từ thập niên 80 và 90. Nhưng vì Iraq đã bị nhiều kẽ thù khác nhau hăm dọa, và thêm nữa đất nước chúng tôi đang nằm trong lãnh địa của một vùng có nguy cơ xung đột lớn. Vì vậy, đó là quyền của chúng tôi để tự bảo vệ lấy mình.”
Dù đứng trên khía cạnh chủ hòa hay chủ chiến, lời biện hộ của Rihad Taha đã mang đến cho người viết một suy nghĩ xót xa về thân phận của một dân tộc còn đang phải chịu nhiều áp lực của người cầm quyền. Họ là nạn nhân và phải gánh chịu mọi hậu quả trước bất cứ hành động nào của cường quyền.
Tuy nhiên Saddam Hussein vẫn còn có lý do để biện minh cho việc sản xuất các loạïi vũ khí giết người hàng loạt vì mục tiêu bảo vệ đất nước Iraq chống lại kẽ thù từ bên ngoài. Và kẽ thù ở đây không là dân tộc Iraq.
Nhìn lại Việt Nam, sự suy thoái mội trường gần 20 năm qua từ khi đất nước bắt đầu áp dụng chính sách cởi mở để cứu nguy kinh tế Việt Nam. Người dân phải hít thở không khí dơ bẫn, phải xử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, phải chấp nhận mọi nguy cơ của hóa chất độc hại có thể xảy đến cho mình bất cứ lúc nào trong việc ăn uống hàng ngày. Những vấn nạn môi trường đó đã đến từ đâu? Chắc chắn thảm họa trên không phải là hậu quả của chiến tranh Việt Nam trước đây và càng không thể đến từ kẽ thù bên ngoài mà từ một sự quản lý đất nước thiếu khôn ngoan và không đúng đắn. Phải chăng thảm họa đã đến cho tòan thể dân tộc Việt Nam vì “sự cuờng điệu” và “sự không chấp nhận sữa sai” của những người nắm trong tay vận mạng của đất nước.
Cường quyền Iraq chế tạo vũ khí giết người hàng loạt với dụng tâm xử dụng để chống lại kẽ thù, và kẽ thù đó không là dân tộc Iraq. Còn dân tộc Việt Nam, không thể nào là kẽ thù của chính tổ quốc mình đang sống, đã và đang lần lần bị hủy diệt, không bằng các vũ khí giết người tương tự như của Iraq mà vì môi trường sống không được lưu tâm và chăm sóc của cường quyền.
Mai Thanh Truyết